Với ý niệm “Nam nhi bất ly đao kiếm”, chuyện gươm - kiếm được các thế hệ trước đây vô cùng coi trọng. Có thanh kiếm chỉ cần nhìn vào đó người ta đã thấy được uy quyền của kiếm cũng như chủ nhân của nó. Ở Việt Nam, ông Dương Phú Hiến là một trong những người sưu tập được nhiều báu kiếm nhất, trong hơn 300 thanh kiếm mà ông Dương Phú Hiến sở hữu, có khoảng hơn 100 chiếc được cho là “báu kiếm”. Đây là những thanh kiếm ông Hiến đã bỏ ra hơn 40 năm của cuộc đời để sưu tầm.
Ảnh: An Thành Đạt
Trong bộ sưu tập kiếm - gươm mà ông Hiến sở hữu, những chiếc có minh văn được ông cho là có giá trị hơn cả, vì nó giúp xác định gần như chính xác về người sử dụng cũng như thời gian làm ra cây kiếm. Ví như cây kiếm có chạm dòng chữ “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” thời kỳ Lê Trung Hưng thì chắc chắn chỉ có thể là cây kiếm của một vị vua. Hay thanh gươm do Nữ hoàng Anh tặng cho Thống đốc Hồng Kông trong thời kỳ chiến tranh nha phiến có khắc hàng chữ “1857 – Elizabet II”....Với những chiếc kiếm như thế, thông thường ông Hiến sẽ phải mua lại với giá đắt nhiều lần so với những chiếc kiếm thông thường.
Ảnh: An Thành Đạt
Trong bộ sưu tập kiếm của ông Hiến có một thanh trường kiếm được xếp vào diện “hàng khủng”. Đây là một thanh kiếm dòng Samurai của Nhật Bản. Cây kiếm này dài tới gần 2m và nặng hơn 10kg, lưỡi sắc và sáng loáng. Trường kiếm như vậy thường hiếm hoi bởi kỹ thuật luyện thép cho những cây kiếm dài như thế thường vô cùng khó khăn (kiếm thông thường chỉ có độ dài chừng 1m và nặng vài kg).
Ảnh: An Thành Đạt
Ngoài ra, bộ sưu tập này còn có 2 đôi song trùng kiếm được xem là cực kỳ quý hiếm. “Song trùng kiếm” có nghĩa là 2 chiếc kiếm giống hệt nhau, tương đồng từng hoạ tiết, từng hoa văn trên thân kiếm, vỏ kiếm.... Đây được xem là một cây đực, 1 cây cái và thường được các dòng họ vương triều sưu tập. Trong 2 đôi này, có một đôi đề rõ con số “1890”. Hay cây đoản kiếm có chuôi bằng vàng ròng cũng là một cây kiếm hiếm thấy trong thiên hạ.
Ảnh: An Thành Đạt
Ông Hiến cho biết, những cây kiếm cổ nhất trong bộ sưu tập này là những cây kiếm Chăm có niên đại khoảng 1500 năm và cây kiếm “trẻ” nhất là thời kỳ đầu thế kỷ XX của Nhật Bản. ông Hiến tiếp nối việc sưu tập kiếm từ thời ông nội, hễ nghe nói ở đâu có kiếm quý là ông tìm đến để mua bằng được. Có năm may mắn ông mua được vài ba chiếc, cũng có năm ông không thể sưu tập được chiếc nào. Việc sưu tập kiếm ngày càng khó khăn và khoảng 10 năm gần đây, ông Hiến hoàn toàn không mua được thêm cây kiếm nào nữa. Chính vì thế, cây kiếm nào cũng được ông nâng niu, giữ gìn cẩn thận.
Ảnh: An Thành Đạt
Mỗi cây kiếm trong bộ sưu tập của ông Hiến có một nét đặc sắc khác nhau. Có cây được cẩn vàng, có cây được dát bạc, có cây lại mang hoa văn tạc trên nền đồng, khảm trai... tạo nên một bộ kiếm cực kỳ đặc sắc với muôn màu vẻ. Tuy nhiên, với ông Hiến thì những cây kiếm có cẩn nhiều vàng, bạc chưa hẳn là những cây kiếm quý, vì giá trị lớn hơn chính là yếu tố thời gian và lịch sử. Các cây kiếm này khó có thể tính được giá trị bằng tiền, và bản thân ông Hiến cũng không có ý định bán những báu vật mà gia đình mất nhiều năm sưu tập này.
Ảnh: An Thành Đạt
Kỹ thuật luyện kiếm và dụng kiếm
Kỹ thuật luyện kiếm bậc nhất thuộc về người Trung Quốc. Ngay từ thời Thương – Chu cách đây mấy ngàn năm, kỹ thuật này đã xuất hiện. Vào thời kỳ này, thép đã được tinh luyện ở trình độ cao kết hợp với promangan nên lưỡi kiếm cứng hơn. Cho đến tận thế kỷ XIV, thuật bí truyền về luyện kiếm mới xuất hiện ở Nhật Bản. Và sau này, chính người Nhật đã phát huy được kỹ thuật luyện kiếm gắn liền với sự phát triển của dòng võ Samurai. Còn các nước phương Tây thì phải đến khoảng thế kỷ XVI – XVII kỹ thuật luyện kiếm mới bắt đầu xuất hiện khi một người Anh gốc Pháp sang Trung Quốc học những bí quyết rèn kiếm.
Ảnh: An Thành Đạt
Tại Việt Nam, kỹ thuật rèn kiếm đã có từ lâu đời. Sử sách và truyền thuyết còn lưu lại những câu chuyện về vai trò của cây kiếm trong quá trình cha ông ta dựng nước và giữ nước, trong đó nổi bật là cây thanh gươm của vua Lê Lợi. Xa hơn nữa, các truyền thuyết từ thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu đều cho thấy người Việt cổ đã sử dụng gươm kiếm để chống lại quân xâm lược.
Ảnh: An Thành Đạt
Theo ông Hiến, việc dụng kiếm rất khó. Kiếm, gươm là những vũ khí lạnh gây sát thương nên người sử dụng phải biết dùng cho đúng chỗ, đúng lúc. Với những người có tâm thì việc sử dụng kiếm được cân nhắc kỹ càng để ít có cảnh máu chảy, đầu rơi. Tuy nhiên, nếu kiếm rơi vào tay những người nóng nảy, vội vàng hay tâm đồ xấu thì kiếm sẽ mang nhiều sát khí.
Nhà sưu tập cổ vật Dương Phú Hiến sinh năm 1943, hiện sống tại Hà Nội.
Với trên 4 vạn cổ vật, nhà sưu tập này đang được mệnh danh là “vua cổ
vật” của đất Hà thành. Ông Hiến cũng đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam một số cây kiếm quý trong bộ sưu tập của mình. Vào ngày hôm
nay – 2/2/2010, ông Dương Phú Hiến đã kết hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam cho ra mắt hơn 100 báu kiếm. Cuộc triển lãm này sẽ kéo dài
từ hôm nay cho đến hết ngày 30/5/2010 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam – 28 Điện Biên Phủ - Hà Nội.
Bầu trời Hà Nội hôm nay mưa nặng hạt hơn, kèm theo những cơn dông nhưng cũng không ngăn nổi bước chân của người dân tìm về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, để thành kính tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời để phụng sự đất nước.
Tại Giải Boxing U22 & Trẻ châu Á 2025 tổ chức ở Colombo, Sri Lanka, đoàn Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng (HCV), 4 huy chương bạc (HCB) và 11 huy chương đồng (HCĐ).
Tiền vệ Đức Chiến của CLB Thể Công Viettel hồi hộp xen lẫn háo hức khi được HLV Kim Sang Sik triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho trận gặp Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
XSMB 24/5: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 24/5/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Với niềm tiếc thương vô hạn, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đức Lương – Người đảng viên Cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi anh hùng, giàu truyền thống Cách mạng.
Ngày 22/5/2025, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Havard, buộc các sinh viên nước ngoài đang theo học tại đây phải chuyển sang trường khác hoặc đối mặt nguy cơ mất quy chế pháp lý.
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia; tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 24 đến 28/5/2025.
Sáng 24/5/2025, tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phổ Khánh tổ chức lễ tang Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 24/5, xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm như không khí lạnh, mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, lốc, xoáy, gió mạnh, sóng lớn trên biển...
Đúng 6 giờ sáng 24/5, Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 24/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về: dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự án Luật Dẫn độ.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, bóng đá Anh, bóng đá Ý, bóng đá Tây Ban Nha.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.