Thời gian gần đây, dịch bệnh tay chân miệng đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới ngành giáo dục.
Nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng về bệnh này đã lựa chọn giải pháp cho con mình nghỉ học để phòng tránh, thậm chí có nhiều trường mầm non đã phải đóng cửa do lo ngại bệnh lây lan.
Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc để phòng chống bệnh tay chân miệng lan nhanh trong trường học.
Trong hệ thống trường học, trường mầm non tại Hà Nội mấy ngày qua, số lượng học sinh đến lớp giảm đáng kể do phụ huynh lo ngại sự lây lan của bệnh tay chân miệng sau khi có trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh này. Không chỉ dừng lại ở đó, có khá nhiều trường mầm non trên cả nước đã phải đóng cửa do có nhiều học sinh mắc bệnh tay chân miệng.
Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 29/9, cả nước đã ghi nhận gần 62.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 61 địa phương trong đó đã có 114 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Như vậy, số trường hợp mắc mới và tử vong do dịch bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng.
Báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur cho thấy, trong tuần qua cả nước ghi nhận 2.091 trường hợp mắc tay chân miệng tại 51 địa phương, trong đó có 02 trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Cà Mau.
Đáng lưu ý trong số trường hợp mắc và tử vong chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung tại các nhà trẻ, các trường mầm non và mẫu giáo. Các trường hợp tử vong xảy ra chủ yếu xảy ra ở trẻ nam (71 %), dưới 3 tuổi (80%).
Trước tình trạng nhiều phụ huynh cho con em nghỉ học ở nhà để tránh bệnh, các chuyên gia cho rằng việc đóng cửa trường học vào thời điểm này không phải là giải pháp tối ưu vì thực tế dịch đã lan ra cộng đồng. Quan trọng nhất là phải giữ vệ sinh cho trẻ, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các cháu để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
Bộ Giáo dục quyết "hạ nhiệt"
Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tay chân miệng; Bộ Y tế-Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thống nhất chỉ đạo Kế hoạch Phối hợp hành động liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng chống bệnh dịch tay chân miệng trong các trường học năm học 2011-2012, nhằm hạn chế tối đa số trường hợp mắc và tử vong, đảm bảo sức khỏe cho trẻ và học sinh.
Kế hoạch trên đặt ra mục tiêu có trên 80% cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ được truyền thông để hiểu rõ về bệnh tay chân miệng và kỹ năng vệ sinh cá nhân, cách pha và sử dụng Chloramin B để chủ động phòng chống bệnh dịch.
Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng được Bộ Giáo dục đẩy mạnh trong kế hoạch như các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ phối hợp với ngành y tế tổ chức chiến dịch truyền thông về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ.
Các cô nuôi dạy trẻ, người chăm sóc trẻ tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi thay tã lót và rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo ăn chín, uống chín; không cho trẻ uống chung cốc và ăn chung thìa, đũa, bát.
Bên cạnh đó, các trường cần thường xuyên tổ chức việc lau sạch các các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn thông thường (Chloramin B) ít nhất 2 lần trong ngày, đảm bảo lớp học được thông gió hằng ngày. Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo thường xuyên có xà phòng và nước sạch để rửa tay.
Trong trường hợp có trẻ, học sinh có các biểu hiện bệnh như bị sốt, xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, giáo viên phải thông báo cho cha mẹ biết để trẻ, học sinh được cách ly, đưa đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời. Khi trẻ, học sinh có các dấu hiệu trên thì cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các trẻ, học sinh khác trong trường học.
Để chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với cơ quan y tế từ Trung ương đến địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ.
Chiều 15/4, tam ca nhạc đỏ Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn đã có buổi gặp gỡ báo chí để chia sẻ thông tin về live concert "Đất nước trọn niềm vui", diễn ra vào ngày 24/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội.
Đội tuyển futsal Việt Nam tiếp tục tạo ấn tượng mạnh khi cầm hòa Kazakhstan 2-2 trong trận tái đấu tối 15/4 tại Nhà thi đấu Thái Sơn Nam (Quận 8, TP.HCM). Trước đó hai ngày, thầy trò HLV Diego Raul đã gây bất ngờ lớn khi đánh bại đối thủ hạng 7 thế giới với tỷ số 4-1.
Tương lai của Andre Onana tại MU đang bị nghi ngờ sau khi anh bị loại khỏi danh sách thi đấu trận gặp Newcastle. Dưới đây là 5 cái tên có thể thay thế thủ môn người Cameroon ở MU.
Tin nóng thể thao tối 15/4: Ngôi sao bóng chuyền nữ Việt Nam lên bàn mổ; CAHN làm điều bất ngờ cho CĐV; Luka Modric trở thành đồng sở hữu CLB Swansea City...
Huyền thoại bóng đá Croatia và Real Madrid, Luka Modric, vừa khiến người hâm mộ bất ngờ khi trở thành "nhà đầu tư và đồng sở hữu" với cổ phần thiểu số tại Swansea City, một câu lạc bộ đang thi đấu ở giải Championship (Hạng Nhất Anh).
Chọn ngày 7 của tháng 4 lịch sử, nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền vừa giới thiệu MV lyrics "Mặt trời trong bóng tối" trên kênh YouTube cá nhân với 205 nghìn người đăng ký.
Sau gần 1 thế kỷ "nằm im", 1 trong những phiên bản đầu tiên và vô cùng đáng giá của kiệt tác "The Kiss" (Nụ hôn, do huyền thoại điêu khắc Rodin thực hiện), sẽ được trưng bày vào đấu giá tại Pháp vào tháng 4 này.
Tháng 2 vừa qua, cùng một thời điểm, 2 đơn vị xuất bản (vốn có sự kết nối khá chặt chẽ) là Omega Plus và Alpha Books đều đưa ra thông báo về việc chính thức đưa những phiên bản E-book (sách điện tử) của mình lên ứng dụng Google Play Books.
XSMB 15/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Thứ Ba ngày 15/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Nhằm tạo một không gian văn hóa mở, cổ vũ cho trí thức, cho văn hóa đọc, sáng ngày 15 tháng 4, tại Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, công trình Đường sách Nguyễn Đổng Chi được giới thiệu với sự chứng kiến của đông đảo lãnh đạo địa phương cũng như người dân.