'Bị thịt' F-35 khiến người ta nhớ đến 'bài học trong chiến tranh Việt Nam'

18/08/2015 08:08 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Kĩ sư hàng không nổi tiếng người Mỹ Pierre Sprey bình luận: F-35 dễ bị tan ra từng mảnh ngay cả khi đối đầu với Mig-21 đồ cổ. Còn nghị sĩ Australia thì bình luận rằng “Đã đến lúc nhớ lại bài học chiến tranh không quân Việt Nam”.

Những tranh cãi về tiêm kích tấn công phối hợp (JSF) F-35 của Mỹ vẫn tiếp tục, khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Không quân Mỹ (USAF) được gì nếu như cho ngừng chương trình F-35 sớm hơn?

Vẫn bị chỉ trích vì đắt đỏ

F-35 - mẫu tiêm kích mới nhất, đồng thời cũng đắt giá nhất của Lầu Năm góc, đã trở thành nỗi thất vọng lớn đối với USAF, bị giới chuyên gia và giới chính sách chỉ trích thậm tệ.

“Nếu như Lầu Năm góc không phát triển mẫu tiêm kích hoàn toàn mới, thì 100 tỉ USD giành cho chương trình F-35 kia cũng dư sức mua được 740 chiếc Eurofighter Typhoons. Nhưng đương nhiên bất cứ thứ gì liên quan đến châu Âu đều không hợp khẩu vị với USAF và Bộ Quốc phòng Mỹ chưa hề bỏ bất kể một đồng nào để mua tiêm kích Pháp kể tử năm 1918” - James Hasík, một chuyên gia cao cấp người Mỹ tại Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế bình luận.

 Ông này cũng đặt vấn đề USAF có thể làm gì khác? Điều gì xuất hiện nếu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không dừng chương trình phát triển tiêm kích F-22 hồi năm 2009 với chỉ 187 chiếc ra lò? Câu trả lời sẽ là quân đội Mỹ sẽ có nhiều hơn F-22 và còn hơn cả vậy.

Thực chất, ngoài không quân thì hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ từng hy vọng mẫu máy bay mới sẽ tạo cho họ ưu thế không thể đánh bại trên bầu trời. Nhưng cuối cùng, dự án ngốn 165 tỉ USD từ ngân sách đã tạo ra một F-35 với tính năng không như người ta tô vẽ. Điểm phàn nàn lớn nhất là: F-35 không có được tính năng chiến đấu như F-22.

Bài học của F-4 "Con ma"

Nghị sĩ Australia Dennis Jensen đã cho công bố bài viết với tiêu đề “Đã đến lúc nhớ lại bài học chiến tranh không quân Việt Nam”.

F-4 "Con ma" với một đống vũ khí tối tân bên mình

"Lật lại học thuyết quân sự Mỹ trong thập kỉ 1950, Jensen chỉ rõ chính Mỹ đã thừa nhận kỉ nguyên không chiến kiểu “chó săn chồn” đã chấm dứt. Hệ quả là chiếc F-4 “Con ma” có đầy đủ hệ thống tìm diệt mục tiêu tiên tiến, radar định vị ưu việt, mang 8 tên lửa không đối không cùng những thiết bị tinh vi khác.

Tuy nhiên, do kỉ nguyên của “cáo săn chồn” đã hết, nên F-4 không hề  được trang bị súng máy. “Con ma” từng được cho là sẽ dễ dàng đánh bại các tiêm kích của Liên Xô như Mig-17 – không có radar, không tên lửa tầm xa, nhưng lại mang súng máy.

Thế nhưng trong tác chiến, tên lửa F-4 mang theo không hoạt động như quảng cáo, tiêm kích già Mig-17 đã gây ra nhiều tổn thất cho F-4".

F-35 dễ bị hạ khi đối đầu với Mig-21 già cỗi

"Tình cảnh này đang lặp lại với F-35, dù nó được trang bị radar và các cảm biến tinh vi. “Rõ là JSF sẽ là khúc thịt thối, kể cả khi nó chỉ phải đối mặt với các máy bay tiêm kích già cỗi trong phạm vi gần”, Jensen bày tỏ.

Máy bay Mig-21

Cùng chia sẻ quan điểm với Jensen, kĩ sư hàng không nổi tiếng người Mỹ Pierre Sprey – đồng thiết kế mẫu F-16 Falcon và A-10 bình luận: F-35 dễ bị tan ra từng mảnh ngay cả khi đối đầu với Mig-21 đồ cổ, chứ chưa nói đến các mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 của Nga như Su-27 và Mig-29. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi giới chuyên gia bình luận F-35 chỉ là chương trình lãng phí tiền bạc.

Hoài Thanh (Tin tức)
(Theo Sputnik)


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm