Bất cập tại bộ môn khiêu vũ thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

13/08/2024 05:32 GMT+7 | Thể thao

Tháng 8/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-HĐND về phê duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh giai đoạn 2021 - 2026 với hơn 20 bộ môn, tổng số tiền gần 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại địa bàn thìbất cập phát sinh trong quá trình thực hiện tại bộ môn khiêu vũ thể thao (KVTT) đangbó buộc, kìm hãm sự phát triển của bộ môn này.

Nội bộ nhiều vấn đề

Sau một thời gian xây dựng, tuyển lựa, ký hợp đồng với huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV), đến cuối năm 2022, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh (Trung tâm) đã thành lập Bộ môn KVTT, chính thức đi vào huấn luyện từ đầu năm 2023.

Bộ môn gồm tuyến trẻ có 6 VĐV và tuyến năng khiếu có 10 VĐV do 3 HLV phụ trách. Ban đầu, các HLV phân chia VĐV về câu lạc bộ của mình để huấn luyện. Từ năm 2024 có 9 VĐV tuyến trẻ và 9 VĐV tuyến năng khiếu do 2 HLV phụ trách (chấm dứt hợp đồng 1 HLV) và tiếp tục luyện tập chung tại một địa điểm do Trung tâm bố trí.

Thời gian đầu, cả HLV và VĐV đều hào hứng, hăng say luyện tập. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8/2023, để chuẩn hóa bộ môn, Trung tâm đã quyết định thành lập ban huấn luyện bộ môn và giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng HLV trưởng, phó, thành viên thì những bất cập của mô hình quản lý này mới thực sự phát tác khiến nội bộ ban huấn luyện rạn nứt, rơi vào tình trạng căng thẳng. Đặc biệt, một số VĐV và phụ huynh gặp thêm khó khăn nhưng vẫn nhẫn nhịn, cố gắng khắc phục cho con theo học.

Chỉ 2 tháng sau, Trung tâm đã phải họp với ban huấn luyện để chấn chỉnh, nhưng tình hìnhtại bộ môn thậm chí còn phức tạp thêm, cộng với những bất hợp lý trong quy định về địa điểm, thời gian luyện tập đối với VĐV khiến cuối năm 2023, có 2 phụ huynh đã phải xin cho con rời khỏi đội tuyển.

Bất cập tại bộ môn khiêu vũ thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1.

Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng tổ chức giải vô địch các CLB và Cúp Khiêu vũ thể thao Quốc gia lần thứ I năm 2024

Căng thẳng bùng phát từ đầu tháng 1/2024 khi có một số đơn thư khiếu nại, phản ánh việcHLV trưởng và phó cấu kết làm khó HLV và phụ huynh; cô lập và từ chối dạy VĐV; cắt xén tiền tỉnh thưởng cho VĐV và thu nhiều khoản tiền sai quy định cùng nhiều bức xúc khác.

Tình trạng đơn thư khiếu nại liên tiếp từ đầu năm đến nayđã khiến Trung tâm, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tốn rất nhiều thời gian xác minh giải quyết, bộ môn rơi vào tình trạng rối ren, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc luyện tập của các VĐV.

Mô hình quản lý bất cập

Ngày 7/8/2023, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định thành lập ban huấn luyện môn KVTTnhư nêu trên. Quyết định giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho ban huấn luyện phải đoàn kết nhất trí cao trong công tác chuyên môn, chấp hành nội quy, điều lệ, quy chế làm việc; xây dựng kế hoạch huấn luyện, tuyển chọn VĐV tiềm năng vào đội tuyển, duyệt nâng tuyến VĐV (từ năng khiếu lên tuyến trẻ hoặctừ tuyến trẻ lên tuyến tuyển), lựa chọn VĐV đi đấu giải, thậm chí có thể loại VĐV ra khỏi đội tuyển.

Đây là quyết định thông thường về xây dựng bộ máy quản lý nhưng vô tình trao quyền lớn cho ban huấn luyện và rất dễ bị người có quyền hạn vận dụng cho lợi ích riêng vàđã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến những phức tạp sau này.

Với quyền hạn trên, các phụ huynh rất e sợ con mình bị thiệt thòi nên khi ban huấn luyện đặt ra các khoản đóng gópthì phụ huynh đều "vui vẻ",không dám phản ứng. Bà Bùi Khánh Hòa, phụ huynh của 1 trong 2 VĐV đã xin cho con ra khỏi đội tuyển vào cuối năm 2023 còn cho biết, có một số thầy cô ở các câu lạc bộ khác có năng lực vượt trội nhưng phụ huynhcũng không dám cho con mình học thêm vì sợ HLV phát hiện.

Qua trao đổi, HLV phó Vũ Thị Loan thừa nhận có thu một số khoản tiền của VĐV. Bà Loan cũng cho biết, theo Quyết định thì Ban Huấn luyện phải xây dựng phương án luyện tập và tại địa điểm Trung tâm bố trí.

Bất cập tại bộ môn khiêu vũ thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 2.

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, nơi đặt bộ môn KVTT

Yêu cầu phải luyện tập cùng nhau tại một địa điểm chung, liên tục 6 buổi/tuần (từ 17h đến 20h) đối với tuyến trẻ và 3 buổi/tuần (từ 17h30 đến 19h) đối với tuyến năng khiếu đãảnh hưởng lớn đến việc học văn hóa của VĐV do không còn thời gian ôn bài về nhà, chưa kể khi chuẩn bị cho thi đấu phải luyện tập thêm rất nhiều. Phụ huynh cũng rất áp lực trong việc đưa, đón VĐV đều đang trong độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên khi vừa tan học ở trường phải vội vàng tới nơi tập, nhất là những VĐV ở xa.

Điều này còn dẫn tới các bạn nhỏ có năng khiếu tại những huyện xa sẽ khó có điều kiện vào đội tuyển, khiến tỉnh mất đi cơ hội tuyển chọn được thêm nhiều VĐV tài năng và không khuyến khích được phong trào luyện tập khiêu vũ thể thao rộng khắp trong tỉnh.

Ngoài ra, các HLV đều có câu lạc bộ riêng nhưng theo yêu cầu phải về một điểm chung để huấn luyện cho các VĐV vào khung giờ vàng đã làm khó cho HLV này nhưng làm lợi cho HLVsử dụng địa luyện tập chung (do Trung tâm bố trí, không mất tiền) dùnglàm câu lạc bộ của mình và nhận học viên ở ngoài vào dạy thu tiền.

Hơn nữa, qua tìm hiểu, tại bộ môn KVTT đangcó 2 VĐV ở tỉnh(Trung tâm ký hợp đồng và trả lương) nhưng luyện tập tại TP.HCM mà không tham gia tập chung với các VĐV còn lại cùng địa điểm ở Vũng Tàu. Khi đượctriệu tập thi đấu cho tỉnh, cả 2 VĐV này đều tham gia đầy đủ. Thực tế, ở giải Khiêu vũ thể thao quy mô cấp quốc gia vào đầu tháng 8/2024 tại Quảng Ninh, duy nhất chỉ 2 VĐV này giành được huy chương, trong khi các VĐV đội tuyển (đang được huấn luyện ở tỉnh) khônggiành được huy chương nào.

Có lẽ, việc lập ban huấn luyện môn KVTT chỉ phù hợp khi Trung tâm có đầy đủ chức năng là nơi ăn, ở, học văn hóa và luyện tập thể thao tập trung cho VĐV. Còn hiện tại mới chỉ là nơi luyện tập tập trung thì rõ ràng,việc tự chọn thầy, nơi học, thời gian, hình thức họcđang phù hợp, hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho VĐV, phụ huynh chủ động sắp xếp thời gian học,đỡ vất vả vàkhông ảnh hưởng nhiều đến họcvăn hóarất cần được tỉnh xem xét.

Hơn nữa, tỉnh không phải tốn kém ngân sách chi trả lương, dinh dưỡng, dụng cụ và các khoản khác cho đội ngũ HLV, phòng tập và nhất là không gặp phải những rắc rối không đáng có. Đồng thời, tạo ra cuộc tranh đua bình đẳng giữa các câu lạc bộ và VĐV trong tỉnh. Còn VĐV phải nỗ lực hết mình để đạt huy chương nếu không muốn bị loại khỏi đội tuyển như Quy chế đã đề ra.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Huỳnh Đức Dũng cho biết, vừa qua, Sở đã nhận được một số đơn thư khiếu nại, phản ánh về tình trạng trên và đang giao cho Thanh tra Sở và Trung tâm xác minh, làm rõ. Sở sẽ yêu cầu Trung tâm rà soát, đánh giá kỹ lại nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên, đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả, đồng thời, tạo cơ hội, động lực cho phong trào khiêu vũ thể thao khắp các địa phương trong tỉnh./.

Bà Phùng Thị Hằng Nga có con trong đội tuyển cho biết, nhà ở Bà Rịa, lại neo người, bản thân sức khỏe yếu nên việc đưa con sang Vũng Tàu học rất khó khăn, vất vả, nhất là khi mưa gió và có việc đột xuất nhưng vẫn phải cố gắng đưa con đi học dù gần nhà có câu lạc bộ.

Bà Nga cho biết thêm, bà rất mong Trung tâm tạo điều kiện cho con mình được chủ động chọn nơi học vì sau khi bị HLV từ chối dạy (từ 19/4/2024), bà đã cho con mình theo học tại câu lạc bộ gần nhà và còn học online thêm được một thầy ngoài Hà Nội rất thuận lợi và cháu đã đạt thành tích rất cao tại một cuộc thi cấp câu lạc bộ ở TP.HCM vào tháng 6 vừa qua.

Đoàn Mạnh Dương/TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm