Cước thuê bao di động trả sau về lý thuyết là rẻ hơn thuê bao trả trước. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ thì những khách hàng chung thủy này đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi và bị phân biệt đối xử hơn so với thuê bao trả trước của các nhà mạng.
Tưởng rẻ hóa đắt
Theo mức tính mức cước các nhà mạng, bình quân thuê bao trả trước khoảng 1.300 đồng/phút thì thuê bao trả sau khoảng 1.000 đồng/phút. Thoạt nghe thì cứ tưởng thuê bao trả sau được hưởng mức cước rẻ hơn so với thuê bao trả trước là 300 đồng/phút, nhưng khi tính cụ thể thì lại thấy sự chênh lệch khá nhiều.
Cụ thể, trung bình mỗi thuê bao di động của Việt Nam gọi khoảng 100 phút/tháng. Như vậy, một thuê bao trả sau sẽ phải chi trả bình quân khoảng 100.000 đồng/tháng. Đồng thời, thuê bao trả sau sẽ phải chịu thêm cước thuê bao khoảng 40.000 đồng/tháng.
Nếu tính cả hai khoản trên, thuê bao trả sau sẽ phải chi khoảng 1.400 đồng/phút, cao hơn mức cước thuê bao trả trước 100 đồng/phút. Đây chính là vấn đề bức xúc mà hiện các khách hàng trả sau đang đòi hỏi các nhà mạng phải đối xử công bằng.
Do cạnh tranh, nhiều nhà mạng đang tập trung lôi kéo các thuê bao mới hơn là chăm sóc khách hàng trung thành (ảnh: minh họa)
Theo thống kê của Frost&Sullivan, cước di động của Việt Nam đang ở mức khoảng 4 cent/phút (khoảng dưới 800 đồng) vì các chương trình khuyến mãi liên tiếp được tung ra. Trong khi đó các thuê bao trả sau hầu như không có khuyến mãi và đang phải trả mức cước khoảng 7 cent/phút. Những phân tích trên cho thấy, các thuê bao trả sau đang phải chịu mức cước đắt nhất do chính sách của nhà mạng đang tập trung lôi kéo các thuê bao trả trước.
Khuyến mãi “quên” thuê bao trả sau
Sự thiên lệch giữa thuê bao trả trước và thuê bao trả sau còn thể hiện qua các cuộc chạy đua khuyến mại giá cước của các nhà mạng. Trong khi, thuê bao trả trước có rất nhiều chương trình khuyến mại 50%-100% giá trị thẻ nạp và liên tiếp một thời gian dài, với chương trình mua sim mới 50.000 đồng có trên 160.000 đồng trong tài khoản. Nếu dùng hết SIM này, thuê bao trả trước lại mua SIM khác. Khi sim “rác” bỏ không dùng đã bị khóa 2 chiều thì thi thoảng lại có chương trình khuyến mãi “khủng” đến 100% giá trị thẻ nạp.
Chị Nguyễn Hoài Phương ở Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết : “Tôi sử dụng thuê bao trả sau từ năm 1999. Mỗi tháng ít nhất tôi cũng gọi 400.000-500.000 đồng. Thế nhưng, chỉ cần tôi bận công việc chưa đi thanh toán tiền cước kịp là bị cắt ngay chiều gọi đi. Giờ tôi sử dụng cả 2 sim điện thoại, sim trả sau chuyên để nhận cuộc gọi còn sim trả trước dùng liên lạc để được hưởng khuyến mãi".
Theo phân tích của các chuyên gia, thuê bao trả trước là những đối tượng dễ "nhảy mạng" nhất còn thuê bao trả sau là đối tượng khách hàng chung thuỷ "ăn đời ở kiếp" với nhà mạng. Nhưng do cạnh tranh mà nhà mạng lại chủ yếu tập trung lôi kéo các thuê bao mới hơn là chăm sóc khách hàng trung thành. Những chính sách giữa thuê bao trả trước và thuê bao trả sau không thể không khiến họ chạnh lòng bởi nhà mạng "quên" quyền lợi của họ.
Anh Hồ Ngọc Anh, một thuê bao của Viettel cho biết: “Nhiều người dùng thuê bao trả sau như tôi thấy chạnh lòng khi so sánh với thuê bao trả trước. Các mạng đua nhau khuyến mãi rầm rộ cho thuê bao trả trước còn thuê bao trả sau gần như nằm ngoài cuộc. Nếu có nhiều lắm cũng mới chỉ được một vài lần với số tiền khuyến mãi chưa đến 100.000 đồng”.
Còn chị Trần Thu Phương, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ “Tôi dùng trả sau của MobiFone gần 6 năm, thấy rất ít khuyến mãi. MobiFone có chương trình cộng điểm thưởng, nghe có vẻ hấp dẫn nhưng tính trung bình nếu tháng dùng hết 500.000 đồng được tặng 5 điểm tích lũy. Đủ 50 điểm mới được chuyển thành tiền khuyến mãi là 300.000 đồng (1 điểm = 6.000 đồng). Nhiều người không biết dùng bao lâu mới tích lũy được 50 điểm.
Trả sau thành “con hoang”?
Nói một cách khách quan, các nhà mạng cũng tung ra những chương trình khuyến mãi và chăm sóc thuê bao trả sau, như tặng quà dịp sinh nhật, gặp mặt khách hàng cuối năm, tặng tiền khi nhận cuộc gọi từ thuê bao khác, có thẻ VIP giảm giá mua hàng ở một số điểm... Nhưng, tất cả sự quan tâm này chủ yếu dành cho những khách hàng VIP với tiền cước điện thoại từ 1 đến vài triệu đồng/tháng. Còn những thuê bao trả sau với số tiền cước vài trăm ngàn đồng thì rất ít được quan tâm.
Không ít khách hàng dùng thuê bao trả sau cả chục năm nay có cảm giác bị đối xử như “con hoang” nhà mạng không buồn ngó ngàng đến. Thi thoảng dư luận có nhắc thì mới quan tâm gọi là.
Một kiểu ưu đãi khác mà một số nhà mạng thường áp dụng cho thuê bao trả sau trong thời gian gần đây là miễn phí cước cuộc gọi từ phút thứ 4 đến thứ 6 cho cuộc gọi nội mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng không nhiều khách hàng có cuộc gọi dài như vậy mà chỉ phổ biến gọi từ 1-3 phút. Các chương trình khuyến mãi cho thuê bao trả sau như vậy giống như "bẫy" khách hàng nhiều hơn là tăng quyền lợi cho họ.
Trong các mạng di động, MobiFone được đánh giá chăm sóc thuê bao trả sau tốt nhất. Viettel trong năm 2009 được coi là mạng di động tung ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết và thuê bao trả sau.
So với các mạng di động, việc chăm sóc thuê bao trả sau của VinaPhone có nhiều "trục trặc" nhất bởi mạng này đang sở hữu một mô hình quản lý "không giống ai": Nhà mạng chăm sóc thuê bao trả trước, còn viễn thông tỉnh chăm sóc thuê bao trả sau. Nên hiện nay, rất nhiều các thuê bao trả sau đang có xu hướng chuyển sang thuê bao trả trước để được hưởng khuyến mại.
Tính chung đến thời điểm hiện nay các mạng lớn như Viettel, MobiFone, Vinaphone số lượng thuê bao trả sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng số thuê bao.
Theo các theo các chuyên gia viễn thông, để phát triển bền vững và có sự ổn định khách hàng, các nhà mạng cần phải có càng nhiều thuê bao trả sau càng tốt. Nhưng tình hình thực tế lại đi ngược lại khi các nhà mạng lao vào cuộc chạy đua giành thị phần, phát triển số lượng thuê mà bỏ quên việc chăm sóc khách hàng chung thủy với mình. Đặc biệt các thuê bảo trả sau nên các thuê bảo này vẫn đang phải chịu thiệt thòi với thuê bao trả trước.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Ngoại hạng Anh, Serie A, La Liga, Bundesliga, Ligue 1,...
Tối ngày 23/11, Mixi Cup 2024 do Streamer nổi tiếng Độ Mixi đã chính thức khởi tranh. Ở trận đấu đầu tiên, Refund Gaming đã giành thắng lợi giòn giã 4-1 trước SBTC.
XSKG 24/11: Xổ số Kiên Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Kiên Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSTG 24/11: Xổ số Tiền Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Trực tiếp bóng đá Southampton vs Liverpool (21h00, 24/11) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận Southampton vs Liverpool thuộc vòng 12 Ngoại hạng Anh
XSMN 24/11: Xổ số miền Nam ngày 24/11/2024 gồm các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang và Đà Lạt. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11 trên Thethaovanhoa.vn.
XSDL 24/11: Xổ số Đà Lạt được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Đà Lạt quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Trong bài phỏng vấn độc quyền trên The Athletic, Robert Lewandowski đã chia sẻ về cuộc sống tại Barcelona, về việc được chơi bóng cùng thời với hai huyền thoại Lionel Messi và Ronaldo.
Trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc, diễn xuất không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một nghề nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự rèn luyện. Tuy nhiên, có những ngôi sao đã tỏa sáng trên màn ảnh mà không có nền tảng học diễn xuất chính thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
Năm 2019, Hà Nội được UNESCO công nhận tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới. Từ đó đến nay, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng “Lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”.