16/01/2020 08:27 GMT+7 | U23 châu Á 2020
(Thethaovanhoa.vn)- Bóng đá Triều Tiên từng đứng cùng đẳng cấp với những đội bóng hàng đầu, tại giải đấu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, kỷ nguyên đó trôi qua quá nhanh với bóng đá Triều Tiên. Giờ đây, tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020, U23 Triều Tiên chỉ an phận của một kẻ lót đường.
Lịch thi đấu, kết quả và trực tiếp bóng đá VCK U23 châu Á 2020:
* 20h15 ngày 16/1: U23 Việt Nam vs U23 Triều Tiên (trực tiếp VTV6, bảng D)
https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
* 20h15 ngày 16/1: U23 Jordan vs U23 UAE (trực tiếp VTV5, bảng D)
https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv5
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
Từ kỷ nguyên vàng của Jong Tae Se…
Hoàng kim của bóng đá Triều Tiên đến vào năm 2010. Khi đó, ở khắp các sân vận động tại Johannesburg (Nam Phi), lần đầu tiên sau 44 năm, thế giới bóng đá mới có cái nhìn đầu tiên về nền bóng đá của một đất nước gần như cô lập. Hình ảnh Jong Tae Se bật khóc khi hát quốc ca trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, của ý chí chiến đấu vì màu cờ sắc áo, chảy trong huyết quản của những người dân Triều Tiên.
Để đến với giải đấu ở Nam Phi, Triều Tiên đã chiến đấu đầy quả cảm ở vòng loại. Trong suốt các vòng đấu, họ thể hiện lối chơi chắc chắn, kỷ luật, chủ yếu dựa vào thể lực sung mãn và chiến thuật phòng ngự tử thủ. Cả chiến dịch, Triều Tiên có tới 5 trận hòa với cùng tỷ số 0-0 và chỉ đúng 1 trận để thủng lưới nhiều hơn 1 bàn trong tổng cộng 14 trận đấu.
Ở Nam Phi, Triều Tiên gây ấn tượng mạnh ngay trận ra quân gặp Brazil. Với thể lực bền bỉ và đặc biệt là khát vọng thể hiện bùng cháy, Triều Tiên đã buộc Brazil trải qua 90 phút nhọc nhằn. Bị dẫn trước hai bàn nhưng đại diện châu Á không vỡ trận, chỉ thua 1-2 nhờ bàn gỡ ở phút 89.
Nhưng cũng kể từ đó, bóng đá Triều Tiên tụt dốc không phanh. Trong 3 năm 2011, 2015 và 2019, họ thậm chí còn không vượt qua được vòng bảng ở giải đấu khu vưc, AFC Asian Cup sau khi trải qua 1 trận hòa và 8 trận thua trong tổng cộng 9 trận đấu. Giải châu Á đã vậy, World Cup còn xa vời hơn rất nhiều. Kể từ năm 2010, Triều Tiên không còn đủ điều kiện để tham dự giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Điều gì đã khiến bóng đá Triều Tiên sa sút đến vậy. Tại sao một đội bóng từng dự vòng chung kết World Cup giờ chỉ còn là cái bóng của chính họ?
… tới thực tại ảm đạm
Tại Triều Tiên có một học viện bóng đá do FIFA tài trợ nhưng ngày nay nó đã xuống cấp và lỗi thời. Sân đấu ở đây là cỏ nhân tạo, các phòng học, giảng đường chỉ ở trong tình trạng sử dụng được.
Simon Cockerell, một hướng dẫn viên du lịch từ Koryo Tours với 20 năm kinh nghiệm, nhận định: “Ở đây, các đội bóng chơi theo cùng một hệ thống vì thế những gì họ có là các đội bóng chơi cùng một chiến thuật. Khi phải đối mặt với đội bóng chơi theo phong cách khác, họ sẽ không có kinh nghiệm đối phó”.
Trang Livesportasia.com đã phân tích những hạn chế ngăn cản sự phát triển của bóng đá Hàn Quốc trong thập kỷ qua. Nguyên nhân một phần đến từ sự hạn chế truyền thông. Ngày nay, chiến thuật áp dụng cho bóng đá luôn thay đổi. Với việc giới hạn quyền truy cập vào internet, trẻ em Triều Tiên phải học bóng đá từ những cuốn sách đã gấp đôi số tuổi của chúng. Chúng lớn lên, chơi bóng theo cùng một cách thức, ở câu lạc bộ nào cũng vậy, giống như một con robot.
Nhiều trận đấu ở Triều Tiên được chơi sau cánh cửa đóng kín. Điển hình là trận Triều Tiên gặp Hàn Quốc ở vòng loại World Cup diễn ra hồi tháng 10/2019. Không cổ động viên, không truyền hình trực tiếp, không truyền thông nước ngoài.
Kết thúc trận đấu với kết quả hòa 0-0, tiền đạo Hàn Quốc đang chơi cho CLB Tottenham tại Ngoại hạng Anh, Son Heung-min, kể lại: “Hai đội đá rất quyết liệt. Chưa nói đến kết quả, điều thành công và may mắn nhất của chúng tôi là trở về mà không dính chấn thương vì các cầu thủ Triều Tiên đá khá thô bạo”.
Tại Triều Tiên, rất ít cầu thủ trẻ được gửi tới đào tạo ở các học viện bóng đá trên khắp châu Âu. Họ là tương lai của bóng đá Triều Tiên. Một trong số ít các cầu thủ được xuất ngoại chơi bóng là Kwang Song Han, tiền đạo có tiềm năng lớn để chơi ở cấp độ châu Âu. Hè 2019, Kwang Song Han gia nhập Juventus vào ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng. Kwang Song Han đã chơi 20 trận cho đội U23 Juventus, ghi 1 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đầu năm nay, Kwang Song Han đã chuyển sang chơi cho CLB Al-Duhail của Qatar, mang theo niềm hy vọng không chỉ cho tương lai của anh mà cả bóng đá nước nhà.
Han Kwang Song hiện là thành viên của đội tuyển U23 CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, anh không tham dự vòng chung kết U23 châu Á do Liên đoàn Bóng đá Triều Tiên trước đó không thể đạt được thỏa thuận với Juventus. Trong số 23 cầu thủ của U23 Triều Tiên tham dự giải, chỉ có 3 người đang chơi bóng bên ngoài Triều Tiên, 2 cầu thủ ở Nhật Bản và 1 ở Italia. Tại giải U23 châu Á, Triều Tiên nằm cùng bảng D với U23 Jordan, U23 UAE và U23 Việt Nam. Qua 2 lượt trận vòng bảng, U23 Triều Tiên toàn thua và đã bị loại. Ở lượt trận cuối cùng, họ sẽ đối đầu U23 Việt Nam.
K.Đ
Theo Livesportasia
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất