Ban Kỷ luật đề nghị xử lý hình sự vụ pháo sáng sân Hàng Đẫy

12/09/2019 12:58 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Nói về sự việc CĐV đốt pháo sáng, gây rối và bắn pháo sáng dẫn đến thương tích cho khán giả ở trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định vào tối ngày 11/9 tại SVĐ Hàng Đẫy, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH, TT&DL, đồng thời cũng là Chủ tịch VFF, cho biết lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị liên quan và yêu cầu các bên mời các BTC giải, BTC sân… tổ chức họp lại, xem xét và làm rõ sự việc cũng như có biện pháp xử lý nghiêm túc, rốt ráo.

Tin tức CĐV Nam Định đốt pháo sáng ở Hàng Đẫy: Hai người nhập viện. Sẽ có án phạt nặng

Tin tức CĐV Nam Định đốt pháo sáng ở Hàng Đẫy: Hai người nhập viện. Sẽ có án phạt nặng

Những tin tức mới nhất về vụ CĐV Nam Định đốt pháo sáng ở sân Hàng Đẫy trong trận đấu bù giữa Hà Nội và Nam Định trong khuôn khổ V-League 2019.

"Nếu có yếu tố vi phạm pháp luật thì dứt khoát chuyển sang cho các cơ quan điều tra hình sự làm rõ. Tôi cho rằng, đây là hành vi bắn pháo chứ không phải đốt pháo sáng.

Tính chất, mức độ của vụ việc như thế nào sẽ làm cụ thể xử lý nghiêm khắc, bởi đây là việc liên quan tới an ninh, tính mạng của người dân.

Tôi yêu cầu cầu BTC V-League phải phối hợp với các địa phương, đặc biệt là công an địa phương trong việc bảo đảm an toàn cho các trận thi đấu bóng đá”,Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhìn nhận: "Thời gian qua, người hâm mộ tới sân cỏ theo dõi V-League rất đông, CĐV mong mỏi được hưởng thụ những hình ảnh bóng đá đẹp nhưng đến sân vận động mà không đảm bảo được an ninh thì việc này sẽ tác động không tốt.

Hà Nội đã có những lần tổ chức rất tốt như lập hàng rào, kiểm tra an ninh nghiêm ngặt và người hâm mộ chân chính rất ủng hộ việc này. Tôi mong rằng các giải đấu phải làm được như thế để người dân được hưởng thụ tinh thần thể thao trong sáng.

Với mục đích như vậy, rất mong các địa phương quan tâm quán triệt chỉ đạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người hâm mộ, của xã hội với bóng đá.

Trước vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng khẳng định sẽ nhanh chóng làm việc với BTC giải, BTC các sân đấu để rà soát, kịp thời chấn chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hơn các hành vi gây nguy hiểm này.

Quan điểm của Tổng cục TDTT là xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm này. Trước hết phải làm công tác tuyên truyền, tăng cường công tác an ninh trật tự làm sao rà soát, nghiêm cấm không cho CĐV mang được pháo sáng vào trong sân.

Đề nghị với BTC địa phương phối hợp với ngành công an, VFF xử lý thật nghiêm đối với những người có hành vi đốt pháo hoặc cố tình mang pháo trong sân”.

Trong khi đó, Trưởng ban Kỷ luật Vũ Xuân Thành xác nhận đang đề nghị Thường trực VFF chuyển hồ sơ vụ pháo sáng ở sân Hàng Đẫy sang công an Hà Nội để xử lý hình sự: “Chúng tôi đã đề nghị Thường trực chuyển hồ sơ sang cơ quan công an. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Thường trực VFF”.

“Vụ việc này mấu chốt là nguyên nhân dẫn đến việc mang pháo sáng vào sân. Rõ ràng BTC sân không hoàn thành nhiệm vụ. Lực lượng an ninh rất kém, kiểm soát hời hợt thì pháo sáng mới mang vào được.

Những án phạt trước đây của Ban Kỷ luật chưa đúng người, chưa đúng tội và giống như phạt cho có để dẹp yên dư luận. cho nên dẫ n đến việc lờn thuốc. Những người gây rối thì không bị phạt gì cả, trong khi các cầu thủ, các CĐV chân chính và cổ vũ văn minh không làm gì sai lại phải chịu thiệt thòi”.

Đó là quan điểm của chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải khi nói về vấn đề nhức nhối này của bóng đá nước nhà.

Liên quan đến vụ việc này, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết, tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP đã có quy định rõ ràng. Chiếu theo quy định trên, những quả pháo sáng được đốt trong trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định không được Nhà nước cho phép sử dụng vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Đối với những hành vi đốt pháo sáng không được Nhà nước cho phép sử dụng vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.

Bên cạnh đó, luật sư Thơm cũng cho biết, hành vi sử dụng pháo bắn gây thương tích, xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ đã có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 BLHS. Tỷ lệ thương tích của người bị hại sẽ là căn cứ xử lý tương ứng với định khung hình phạt theo Điều 134 BLHS.Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Trong khi đó, luật sư Hoàng Văn Thạch (Giám đốc Công ty luật Hà Dương) chỉ ra rằng pháo sáng mà CĐV hay sử dụng khi cổ vũ trận đấu là một loại pháo nổ.

Đây là một loại hàng cấm buôn bán, tàng trữ và sử dụng theo Chỉ thị số 406-TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo và Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý buôn bán, sử dụng pháo.

Theo Điều 191 Bộ luật Hình sự, người nào tàng trữ từ 6 kg pháo nổ trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Hình phạt áp dụng gồm phạt tiền từ 50 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 10 năm.

Nếu xác định chỉ đốt pháo sáng trong sân vận động thì hành vi này có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng, theo Điều 318 Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt gồm phạt tiền từ 2 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 7 năm.

Trần Tuấn (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm