13/12/2008 13:59 GMT+7 | Bóng đá Việt
(TT&VH) - Singapore đã 3 lần giành Cúp vô địch. Nhưng Singapore cũng chẳng thể thắng nổi Việt Nam lấy 1 lần trong suốt 1 thập kỷ qua, tính từ sau trận chung kết Tiger Cup ‘98. Lịch sử tựa như bức tường vững chắc, để thày trò ông Calisto ngả vai vào đó.
Lịch sử 10 năm Việt Nam không thua Singapore có cả công sức của ông thày người Bồ. 2 trận giao hữu ở Mỹ Đình và Đông Jurong của đội tuyển với đối thủ, kết quả đều hòa: 0-0 ở lượt đi và 2-2 ở lượt về. Thật khó để tính việc chúng ta thua 4-5 ở loạt đấu penalty trong trận lượt về là một kết quả thất bại, vì nó chỉ là cái đuôi người Sing đẻ ra để chiều lòng nhà tài trợ Tiger Beer.
Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, đội tuyển dưới thời Alfred Riedl hay dưới thời ông Tavares cũng không thua. Chúng ta thậm chí còn giành chiến thắng tới 3 lần trong tổng só 7 lần chạm trán. Lần cuối cùng là ở King’s Cup 2006, với tỉ số 3-2. Còn ở các giải đấu chính thức, chúng ta 2 lần đánh bại đội bóng mang tên Sư tử cùng với tỉ số 1-0.
Giải mã lịch sử
Cũng trong thời gian 10 năm ấy, Singapore có 2 lần giành chức vô địch Đông Nam Á. Một câu hỏi lóe lên: phải chăng, đó là sự “kỵ rơ” giữa 2 nền bóng đá hay trình độ của chúng ta ở những thời điểm đó không hề thua kém đối thủ, nếu không muốn nói là hơn?
Không hẳn là “kỵ rơ”. Vì thật khó nói là các cầu thủ Singapore cóng chân mỗi khi gặp Việt Nam. Các cầu thủ Sing qua từng thế hệ cũng không có điểm yếu về mặt tinh thần.
Nhưng, nếu chúng ta đánh giá từng thời điểm của 10 năm không thua Singapore, thấy một vấn đề: 2 lần gần đây nhất, chúng ta đều hòa trong thế thua hoặc phải rượt đuổi mệt nhoài. Nó hoàn toàn khác so với những trận hòa 0-0 hay 1-1 tại AFF Cup 2006 và Tiger Cup 2004 (cùng ở vòng bảng), khi chúng ta chơi trên cơ.
Đó chính là sự thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho đội tuyển Việt Nam, đẩy cán cân dịch chuyển về phía Singapore và chúng ta đứng trước nguy cơ: sẽ không thể duy trì chuỗi trận bất bại 10 năm đầy ngọt ngào nói trên.
Tinh thần và tâm lý
2 phạm trù này không hoàn toàn là một. Chúng chỉ tác động lẫn nhau trong một số trường hợp. 3 trận đấu ở vòng bảng (thua 1, thắng 2) cho thấy chúng ta có tinh thần tốt, nhưng lại không có tâm lý tốt.
Vấn đề tâm lý vì thế đang đóng vai trò then chốt. Hơi khó để trông chờ ông Calisto sẽ giúp các cầu thủ cảm thấy tự tin và vững vàng về tâm lý, dù ông có biệt danh “phù thủy” và chúng ta có thể viết thành sách những “mẹo vặt” của ông hay được sử dụng để khích lệ quân sĩ (3 trận vòng bảng là bằng chứng).
Nhưng, khi chúng ta có được một bề dày thành tích trước Singapore, các cầu thủ hoàn toàn có thể ngả vai vào lịch sử hòng tìm kiếm sự tự tin ở 2 lượt bán kết sắp tới, với một điều kiện: giải phóng được sức ép thành tích.
Bây giờ dường như chúng ta cần phải thực tế hơn lúc nào hết: chúng ta vào đến bán kết đã là một kết quả quá lý tưởng so với thực lực của đội tuyển hiện thời.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất