Làm sao để phát hiện sớm ung thư

27/02/2020 11:21 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Ung thư ngày càng phổ biến gây lo lắng, thậm chí sợ hãi cho mọi người. Phát hiện sớm ung thư giúp việc gia tăng hiệu quả điều trị, một số ung thư nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long triển khai phương pháp điều trị u vú không cần phẫu thuật

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long triển khai phương pháp điều trị u vú không cần phẫu thuật

Ung thư vú là loại ung thư đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Theo Globocan 2018, Việt Nam có hơn 15.229 người mới mắc và hơn 6000 người chết do ung thư vú.

Ngày nay, với những tiến bộ của y học, làm sao để phát hiện sớm ung thư?      

Có nên xét nghiệm máu để phát hiện sớm ung thư?

Hiện nay, có nhiều người tự đi xét nghiệm máu để xác định mình có bị ung thư hay không. Thực tế, khi tế bào ung thư phát triển sẽ sinh ra một số chất đi vào trong máu, Thí dụ: Những người bị ung thư tiền liệt tuyến có chỉ số PSA tăng cao trong máu…

Tuy nhiên, khi ung thư ở giai đoạn rất sớm, với khối u còn nhỏ, không sản sinh đủ chất đi vào trong máu, để có thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Như vậy, xét nghiệm máu không phát hiện được ung thư giai đoạn sớm. Ngoài ra, các chỉ số ung thư cũng tăng cao trong 1 số bệnh lành tính (dương tính giả), thí dụ như chỉ số PSA tăng trong trường hợp viêm tiền liệt tuyến. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, không có một xét nghiệm máu nào có thể cho kết quả chắc chắn ung thư. Do vậy, không nên xét nghiệm máu trên người khỏe mạnh để tầm soát ung thư.

Chỉ số ung thư nên làm lúc nào?

Chỉ số ung thư thường được sử dụng trong các trường hợp:

-  Theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị ung thư hoặc.

-  Bổ sung chẩn đoán cho bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư. 

Làm sao để phát hiện sớm ung thư?

Một số biện pháp để phát hiện sớm ung thư:

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Làm các cận lâm sàng để phát hiện khối u như: Siêu âm, chụp CT scan, 

MRI…

Sinh thiết khối u (Nếu có).

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ GAN

Ung thư gan là 1 trong những ung thư có số người mắc rất cao.   

Ai nên tầm soát ung thư gan? 

Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau:

Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.

Viêm gan B, C mạn tính.

Người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên.

Gia đình có người bị ung thư gan.

Khám tầm soát ung thư gan, bao gồm:

Bác sĩ chuyên khoa ung bướu: Khám và tư vấn 

Xét nghiệm máu: Hồng huyết cầu (Tổng phân tích tế bào máu), Men gan (ALT, AST, GGT), Mật (Bilirubin). Siêu vi gan B, C (HbsAg, HbeAg, Anti HCV).

Siêu âm bụng;

Chụp CT scan hay MRI ổ bụng (Nếu có khối u).

PHÁT HIỆM SỚM UNG THƯ DẠ DÀY

Những năm gần đây, ung thư dạ dày ở Việt Nam tăng nhanh và gặp ở người trẻ .

Ai nên tầm soát ung thư dạ dày? 

Đối tượng sau đây nên đi tầm soát: 

Gia đình có người bị ung thư dạ dày.

Thói quen ăn đồ muối chua, mặn.

Hút thuốc lá thường xuyên.

Hay bị ăn uống không tiêu (ợ hơi, nặng bụng...).

Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.

Đi cầu phân đen.

Khám tầm soát ung thư dạ dày, bao gồm:

Khám và tư vấn BS chuyên khoa tiêu hóa.

Siêu âm ổ bụng tổng quát.

Nội soi, sinh thiết thực quản, dạ dày, tá tràng (gây tê hoặc gây mê).

PHÁT HIỆM SỚM UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư phổ biến của đường tiêu hóa. 

Ai nên tầm soát ung thư đại tràng?

Những đối tượng sau đây nên đi tầm soát:

Ăn nhiều thịt.

Hút thuốc lá và uống rượu, bia nhiều.

Có polype đại trực tràng.

Tuổi trên 50. 

Táo bón, hoặc tiêu chảy thường xuyên.

Đau bụng, chán ăn, sụt cân.  

Đi phân có máu tươi.

Khám tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm:

Khám chuyên khoa Tiêu hóa 

Nội soi đại tràng chẩn đoán bằng ống soi mềm (có gây mê).

Sinh thiết khối u hoặc polype đại trực tràng (nếu có)

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, tử vong nhanh. 

Ai nên tầm soát ung thư phổi? 

Nếu bạn có một trong các dấu hiệu sau:

Ho khan kéo dài.

Sụt cân, mệt mỏi.

Đau ngực.

Đã hoặc đang hút thuốc (đặc biệt những người hút thuốc > 30 năm).

Tiếp xúc với thuốc lá thường xuyên (hút thuốc thụ động).

Gia đình có người ung thư phổi.

Làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm…

Lớn tuổi (> 50 tuổi).

Gói tầm soát ung thư phổi gồm:

Bác sĩ chuyên khoa Ung thư khám và tư vấn.

Chụp CT Scanner phổi liều thấp.

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những ung thư thường gặp ở nam giới. 

Ai nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến?

Những đối tượng sau đây nên đi tầm soát:

Tiểu chậm, yếu, nhiều lần.

Nước tiểu có máu.

Rối loạn chức năng tình dục.

Mệt mỏi, sụt cân, đau vùng chậu.

Nam giới trên 50 tuổi .

Khám tầm soát ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm:

Khám và tư vấn của BS chuyên khoa tiết niệu.

Siêu âm ổ bụng.

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu.

Sinh thiết tiền liệt tuyến.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm