Giá vàng hôm nay 15/5: Giá vàng trong nước tiếp tục tăng

15/05/2020 20:21 GMT+7 | Bạn cần biết

Thethaovanhoa.vn) - Tại thị trường trong nước, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 15/5, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở thị trường Hà Nội ở mức 48,30-48,69 triệu đồng/ lượng (mua vào-bán ra).

Giá vàng hôm nay 17/5: Cập nhật mới nhất

Giá vàng hôm nay 17/5: Cập nhật mới nhất

Giá vàng thế giới đã tăng lên mức 1.742,2 USD/ounce khi kết thúc phiên giao dịch hôm qua. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 49,26 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng châu Á chạm mức cao nhất hơn ba tuần trong phiên cuối tuần

Giá vàng tại thị trường châu Á leo lên mức cao nhất hơn ba tuần trong phiên giao dịch chiều ngày 15/5, giữa bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung trở lại trạng thái xấu. Trong khi đó, tâm lý của giới đầu tư bị tác động tiêu cực bởi những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19.

Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng 0,4%, lên 1.735,67 USD/ounce. Vào giữa phiên, giá vàng này có thời điểm leo lên mức cao nhất kể từ ngày 23/4 là 1.737,50 USD/ounce.

Giá vàng, Vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng, Gia vang, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 15/5, giá đô, usd, đô

Giám đốc chiến lược của CMC Markets, Michael McCarthy, cho biết, ngày càng có thêm những số liệu kinh tế cho thấy những tổn hại mà đại dịch COVID-19 gây ra cần nhiều thời gian hơn dự kiến để khắc phục.

Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ ở mức thấp lâu hơn, làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng, bởi giá vàng thường đi lên trong môi trường lãi suất thấp và bất ổn kinh tế gia tăng. Khảo sát mới đây của Reuters cho hay, triển vọng kinh tế Mỹ có thể sẽ ảm đạm hơn trong thời gian tới. Mặc dù được dự báo sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay, kinh tế Mỹ khó có thể lấy lại những gì đã mất trong năm nay.

Các nhà chế tạo Anh cũng cho rằng họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi từ những tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Giá vàng đã tăng khoảng 2% trong tuần này, hướng tới tuần tăng mạnh nhất trong ba tuần qua, nhờ các dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm kinh tế kéo dài và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc “nóng” trở lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/5 cho biết dịch COVID-19 đã làm “lu mờ” Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà Washington và Bắc Kinh ký đầu năm nay, đồng thời nhấn mạnh, Mỹ thậm chí có thể cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Cũng trong phiên này, giá palladium tăng 0,3%, lên 1.840,86 USD/ounce, song vẫn hướng tới tuần đi xuống thứ bảy liên tiếp. Trong khi giá bạch kim tăng 0,4%, lên 770,88 USD/ounce. Còn giá bạc tăng 2,5%, lên 16,26 USD/ounce, hướng tới  tuần tăng mạnh nhất trong 5 tuần qua.

Giá vàng, Vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng, Gia vang, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 15/5, giá đô, usd, đô

Tại thị trường trong nước, vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 15/5, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở thị trường Hà Nội ở mức 48,30 mua vào -48,69 triệu đồng/ lượng bán ra.

Giá vàng trong nước tăng 200.000 đồng/lượng.

Theo đà tăng của thế giới, giá vàng trong nước sáng 15/5 tăng khá mạnh và đang tiến về mốc 49 triệu đồng/lượng.

Lúc 9 giờ 10 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 48,32 - 48,71 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với giá đóng cửa hôm qua, mức giá này tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 140 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng, Vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng, Gia vang, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 15/5, giá đô, usd, đô

Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 48,3 - 48,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 120 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý cũng điều chỉnh giá vàng SJC tăng thêm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, niêm yết ở mức 48,22 - 48,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường thế giới, giá vàng có lúc tăng lên mức cao nhất trong ba tuần qua trong phiên giao dịch đêm 14/5, nhờ nhu cầu đối với kim loại quý này gia tăng, trong bối cảnh giới đầu tư "quay lưng" với các tài sản rủi ro hơn do lo ngại về tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế cũng như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khép phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.727,7 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên mức cao nhất kể từ phiên 23/4 là 1.735,96 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 1,4% lên 1.740,9 USD/ounce.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nhận định trong tương lai gần, giá vàng sẽ nhận được hỗ trợ từ các chính sách kinh tế vĩ mô.

Giá vàng cũng được hưởng lợi từ những căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông rất thất vọng về cách thức Trung Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19.

Ngân hàng ADB: Dịch COVID-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu sụt giảm 9,7%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 15/5 cho rằng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 8.800 tỷ USD, tương đương 9,7% tổng sản phẩm GDP của thế giới, gấp đôi so với dự báo trước đó. Nhận định trên được ADB đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh đã làm thương mại đình đốn và đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp. 

Giá vàng, Vàng, Giá vàng hôm nay, giá vàng, Gia vang, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 15/5, giá đô, usd, đô

Theo ADB, sẽ có tới 242 triệu việc làm bị mất do dịch COVID-19, gấp hơn 7 lần so với thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 1 thập kỷ. Thu nhập của người lao động có thể bị thiệt hại tới 1.800 tỷ USD. ADB nêu rõ khó có thể bù đắp những thiệt hại này, đồng thời cảnh báo khó có thể loại trừ nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính nếu dịch bệnh không được khống chế nhanh nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ và phá sản. Tuy nhiên, ngân hàng có trụ sở ở thủ đô Manila (Philippines) này cho rằng việc các chính phủ trên thế giới tung những gói cứu trợ có thể giúp giảm phần nào thiệt hại.

ADB cho biết tính riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dịch COVID-19 có thể khiến các nền kinh tế ở đây chịu thiệt hại từ 1.700-2.500 tỷ USD, chiếm 30% tổng sụt giảm toàn cầu. Thiệt hại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 2.200 tỷ USD và 1.600 tỷ USD. Du lịch và hàng không là hai ngành chịu thiệt hại lớn nhất của các nền kinh tế do các biện pháp đóng cửa biên giới và phong tỏa nhằm khống chế dịch bệnh. Hạn chế đi lại có thể khiến thương mại toàn cầu - vốn chịu nhiều tác động do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, giảm tới 2.600 tỷ USD.

Tính đến nay, hơn 4,54 triệu ca mắc COVID-19 tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó hơn 303.000 người đã tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 "có thể không bao giờ biến mất" và nhân loại sẽ phải học cách chung sống với virus này. 

Để giảm thiểu những thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ADB khuyến cáo các chính phủ khống chế dịch bệnh bằng mọi cách, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ việc làm và thu nhập cao để tránh nguy cơ thiệt hại kinh tế trong dài hạn. Việc mở lại dần các nền kinh tế phải đi kèm với xét nghiệm nhanh và trên diện rộng, và các chính phủ cũng cần ngăn chặn khi số ca mắc gia tăng nhằm khống chế dịch bệnh.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm