Bệnh mất trí nhớ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

28/09/2021 17:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Bệnh mất trí nhớ sẽ làm ảnh hưởng đến các khả năng tư duy và gây ra trở ngại cho cuộc sống. Vậy cụ thể căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Mắc phải bệnh mất trí có thể điều trị được hay không? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!

1. Bệnh mất trí nhớ là gì? 

Bệnh mất trí nhớ được hiểu là tình trạng não bộ mất đi các ký ức có liên quan đến những thông tin, sự kiện trong cuộc sống. Người bệnh vẫn có thể nhận thức và biết được mình là ai nhưng họ sẽ cảm thấy mơ hồ và khó khăn khi phải cố nhớ lại những tình tiết, sự việc đã cũ. Bệnh mất trí nhớ có thể xuất hiện ở các giai đoạn như:

- Trí nhớ sa sút: Thường xuyên quên đi những vấn đề trong cuộc sống

- Mất trí nhớ tạm thời: Các sự kiện, thông tin trong quá khứ chỉ xuất hiện lập lờ, không rõ ràng. Người bệnh có thể không nhớ hoặc nhớ rất mơ hồ.

Chú thích ảnh

- Mất trí nhớ vĩnh viễn: Người bệnh không thể nhớ được phần kí ức đã tồn tại trong quá khứ và người ngoài không thể gợi nhớ bất kỳ điều gì. 

2. Những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Thông thường, các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ sẽ thể hiện qua rõ ràng trong cuộc sống hằng ngày, Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: 

- Cảm thấy khó khăn khi ghi nhận hoặc học tập những thông tin mới

- Các sự kiện, ký ức hay những thông tin từng biết đều trở nên không rõ ràng. 

- Một số bệnh nhân có thể tự hình thành những ký ức giả. Được hiểu là tự suy diễn ra những điều không có thực trong quá khứ. 

- Các cử động về tay chân không thể phối hợp tốt với nhau 

- Thường bị lú lẫn, mơ hồ, và không xác định được phương hướng

- Việc nhận dạng khuôn mặt một người hay ghi nhớ vị trí địa lý trở nên khó khăn vô cùng. 

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ

Vậy bệnh mất trí nhớ sẽ đến từ những nguyên nhân dẫn nào? Các bác sĩ chuyên khao não hiện nay vẫn chưa tìm hiểu được vì sao não người lại có thể bị mất đi một phần ký ức như vậy. Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh được căn bệnh này hình thành do lưu lượng máu hoặc oxy đến không thể được lưu chuyển tới não kịp thời. Từ đó dẫn đến các tế bào não bị mất chất dinh dưỡng và chết dần. Ngoài ra, bệnh mất trí nhớ cũng có thể liên quan đến tình trạng bên trong não bị co giật. 

Một số khác nhân khác có thể dẫn đến bệnh mất trí nhớ bao gồm: 

- Tình trạng tâm lý gặp căng thẳng hoặc cảm xúc bị rối loạn thường xuyên 

- Cho người đột ngột tắm nước lạnh hoặc nước nóng

- Người bị chấn thương nặng có liên quan đến phần đầu

- Uống nhiều rượu hoặc sử dụng các chất kích thích quá mức. 

- Dùng liều cao barbiturat - chất gây nghiện có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh

- Người già mắc phải các bệnh lý về não: Bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, đột quỵ, bệnh Parkinson 

- Các khối u não, Hydrocephalus (nước trên não)

- Nhiễm trùng như viêm màng não

- Bệnh về hệ nhiễm dịch: HIV/AIDS và một số loại vi-rút

- Thiếu Vitamin  (đặc biệt là vitamin B12)

- Xáo trộn nội tiết tố 

4. Cách phòng ngừa chứng mất trí nhớ: 

Ký ức là một phần trong cuộc đời mỗi con người. Chính vì thế, để lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẻ không phai mờ, bạn cần giữ cho mình một đầu óc thật minh mẫn. Chứng mất trí nhớ có thể phòng ngừa được bằng những cách nào? Hãy tham khảo ngay nhưng bí quyết dưới đây: 

- Nói không với việc lạm dụng bia rượu và chất kích thích

- Nên tuân thủ các quy định về an toàn sức khỏe khi làm việc ở vị trí có cao, nguy hiểm.

- Khi tham gia thể thao hay lưu thông trên đường hay đeo các thiết bị bảo vệ đầu. 

- Khi mắc phải tình trạng nhiễm trùng cần điều trị ngay để tránh lan đến não

- Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ hay chứng phình động mạch não hãy đến bác sĩ điều trị ngay lập tức. 

- Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần ổn định 

- Ăn chế độ lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ. 

Chú thích ảnh

5. Cách điều trị bệnh mất trí nhớ

Hiện nay, bệnh mất trí nhớ vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Những cách điều trị hiện nay sẽ hướng đến việc giảm thiểu các triệu chứng, giúp phục hồi sức khỏe dần mỗi ngày. 

- Sử dụng các liều thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức

- Liệu pháp giải lo âu nếu người bệnh có các triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi. 

- Sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, các liệu pháp ngôn ngữ kích thích trí não cho người bệnh. 

- Người nhà nên có sự hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc đặc biệt đối với bệnh nhân. 

- Khuyến khích bệnh nhân chơi các trò chơi như Sudoku, trò chơi ô chữ nhằm kích thích não.

- Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập thư giãn, nhẹ nhàng

- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. 

Nguồn tham khảo: https://giloba.com.vn/

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm