Tranh cãi về niên đại một bản kinh Thánh mới phát hiện ở Cyprus

08/02/2009 14:24 GMT+7 | Trong nước

(TT&VH) - Các nhà chức trách ở miền Bắc Cyprus tin rằng họ đã tìm thấy một phiên bản kinh Thánh cổ được viết bằng tiếng Syriac, một thổ ngữ ở quê hương Jesus và nó có niên đại từ cách đây 2.000 năm.

Bản thảo này được phát hiện trong một cuộc tấn công bất ngờ những kẻ buôn đồ cổ bị tình nghi. Bản thảo có những đoạn trích trong kinh Thánh được viết bằng chữ vàng trên giấy da mịn, song được xâu lại một cách lỏng lẻo. Một trang có hình vẽ cái cây, còn trang khác thì có 8 dòng chữ viết bằng ngôn ngữ Syriac. Tuy nhiên, các chuyên gia đang tranh cãi về nguồn gốc của bản thảo và họ nghi ngờ liệu đây có phải là bản gốc không, hay chỉ là một bản giả. Theo họ, việc sử dụng chữ viết bằng vàng trên bản thảo có niên đại chưa đầy 1.000 năm.

Syriac là thổ ngữ của Aramaic – tiếng mẹ đẻ của Chúa Jesus – từng được nói rộng rãi khắp Trung Đông và Trung Á. Trong khi đó, Aramaic vẫn được sử dụng trong các lễ nghi tôn giáo của người Công giáo thuộc giáo phái Maronite ở Cyprus.

"Nhiều khả năng, bản thảo này có xuất xứ từ vùng Tur-Abdin của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi vẫn có cộng đồng người nói tiếng Syriac", Charlotte Roueche, giáo sư thuộc trường ĐH King ở London nói.

Sau khi nghiên cứu kỹ các bức ảnh của cuốn sách, chuyên gia về bản thảo tại thư viện trường ĐHTH Cambridge cho rằng cuốn sách được viết trong thời gian sau này. “Dựa vào cơ sở của một bức ảnh, nếu tôi không nhầm thì có nhiều chữ dường như là ngôn ngữ Syriac hiện đại, ngôn ngữ mà phải đến giữa thế kỷ 19 mới được sử dụng”.

Bảo Nguyên

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm