11/03/2013 07:28 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng mới có thể sẽ diễn ra từ ngày thứ Ba tuần này tại Vatican. Ngay trước khi sự kiện quan trọng này diễn ra, nhiều tờ báo phương Tây đã điểm ra 10 Hồng y có khả năng đắc cử và trở thành tân lãnh đạo 1,2 tỷ con chiên Công giáo trên toàn cầu.
Khi Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức, ông đã gây sốc cho cả thế giới. Rất nhanh sau đó, người ta đã vội vã dự đoán ứng cử viên thay thế cho ông.
Khi 115 Hồng y tiến vào Mật nghị trong ngày thứ Ba này, họ sẽ bầu người kế nhiệm Benedict. Sự kiện đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận và một số người đã băn khoăn không biết trọng tâm của Công giáo có thực đã chuyển sang thế giới đang phát triển hay chưa? (40% người Công giáo hiện nay là dân Mỹ Latin và số giáo dân Công giáo ở châu Phi cũng đang tăng rất nhanh). Việc này có thể dẫn tới chuyện lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới sẽ có một Giáo hoàng không phải là người châu Âu.Tuy nhiên, trong khi phần lớn người Công giáo không còn ở châu Âu nữa, có tới nửa số Hồng y chịu trách nhiệm lựa chọn tân Giáo hoàng vẫn là người của lục địa già.
Đã có một số gương mặt sáng giá được xem là người có thể kế nhiệm cho Benedict. Thế nhưng, lịch sử bầu Giáo hoàng cho thấy kết quả của các Mật nghị Hồng y luôn luôn rất khó đoán biết trước. Và như một câu ngạn ngữ thú vị của Italia có nói rằng "ai tiến vào mật nghị như một Giáo hoàng, sẽ ra khỏi mật nghị chỉ là Hồng y". Điều này có nghĩa các ứng cử viên hàng đầu cho ghế Giáo hoàng lại thường là những người dễ bị loại nhất.
1. Hồng y Marc Ouellet (Canada)
Nếu một số trang cá cược của Ireland cho dự báo có thể tin được, Marc Ouellet đang nằm trong số các Hồng y có nhiều cơ hội trở thành Giáo hoàng. Năm nay 68 tuổi và là lãnh đạo Bộ Giám mục, ông vừa là người có nhiều thành tích, vừa có nhiều ảnh hưởng và quan hệ. Ông cũng là nhân vật bảo thủ và ít gây tranh cãi.
Có thể nói Ouellet có đủ các phẩm chất để trở thành Giáo hoàng, dù ông từng pha trò trước đây rằng đắc cử vào ghế Giáo hoàng sẽ là "ác mộng" với ông.
Hai chiếc bếp lò đã được lắp đặt trong Nhà nguyện Sistine để các Hồng y hủy phiếu và tạo khói màu thông báo kết quả bầu Giáo hoàng vào ngày 12/3 tới |
Với tư cách chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Ravasi, 70 tuổi, chắc chắn đã có đủ sự gần gũi với Vatican cũng như mạng lưới quan hệ cần thiết để được bầu. Nhưng ông không có nhiều kinh nghiệm như những ứng cử viên khác.
Là người chăm sử dụng các mạng xã hội, Ravasi có thể đẩy mạnh nỗ lực của Vatican trong việc đưa quyền lực Giáo hoàng tiến vào thế kỷ này, tiếp tục bước tiến của Giáo hoàng Benedict vào công nghệ thông qua mạng xã hội Twitter.
Tuy nhiên đây cũng là yếu điểm của Ravasi, như chuyên gia Vatican John Allen nhận xét: "Ông ấy dành quá nhiều thời gian để trò chuyện với thế giới bên ngoài thay vì bên trong nhà thờ. Một số người xem ông ấy là quá hăng hái, dễ gây khó chịu".
3. Hồng y Angelo Bagnasco (Italia)
Các chuyên gia coi Bagnasco, 70 tuổi, Tổng giám mục Genoa là một ứng cử viên nặng ký bởi ông là người uyên bác và nắm rõ các kỹ năng chính trị. Ông nổi tiếng khi lên mặt báo thế giới hồi năm 2011 thông qua việc chỉ trích mạnh mẽ cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi và tình trạng của nền chính trị Italia. Thêm một lợi thế nho nhỏ cho Bagnasco: Khoảng 1/4 Hồng y đoàn, những người sẽ lựa chọn Giáo hoàng kế tiếp, là dân Italia.
4. Hồng y Peter Turkson (Ghana)
Thường được xem là ứng viên số một của châu Phi, Turkson, 64 tuổi, đã tự gây dựng tên tuổi với tư cách lãnh đạo Bộ Tư pháp và Hòa bình của Vatican. Nhưng dù được Vatican và các Hồng y Tây Phi yêu mến, ông lại được xem là nhân vật quá tự do cho một vị trí cần sự bảo thủ như Giáo hoàng.
Ông chưa bao giờ bác bỏ thẳng thừng việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Và ông còn từng gây tranh cãi hồi năm 2012 khi chiếu một bộ phim đáng báo động về Hồi giáo tại một hội nghị quốc tế của các Tổng giám mục.
5. Hồng y Leonardo Sandri (Argentina)
Với 42% giáo dân Công giáo của thế giới đang sống ở Mỹ Latin, lần đầu tiên trong lịch sử, Vatican có thể sẽ tìm kiếm một Giáo hoàng tại khu vực này.
Nếu như thế, Hồng y Sandri, 69 tuổi, một người Italia gốc Argentina, sẽ có nhiều lợi thế. Ông vừa có thể đóng vai trò cầu nối Vatican với Mỹ Latin, vừa có thành tích tốt trong thời gian phục vụ tại Bộ Ngoại giao Tòa thánh, nơi ông là quan chức cao cấp thứ 3 trong Vatican.
Tất cả các Hồng y có quyền bỏ phiếu đã tề tựu về Vatican và sau ngày 12/3, một trong số họ sẽ trở thành tân Giáo hoàng |
Trong khi Hồng y đoàn từng tìm kiếm một Giáo hoàng tương lai với các đặc điểm khác biệt so với người tiền nhiệm, lần này chuyện có thể sẽ khác. Do Giáo hoàng Benedict XVI vẫn còn sống, ông có thể sẽ vẫn có những tác động chính trị nhất định trong việc quyết định người kế nhiệm của mình.
Với tư cách cựu học trò và là đồng minh của Benedict, cũng như việc được xem là ứng cử viên nặng ký, Schonborn dường như đang nắm cơ hội lớn trở thành tân Giáo hoàng.
7. Hồng y Angelo Scola (Italia)
Hồng y 71 tuổi này từng phục vụ với tư cách Tổng giám mục Venice cho tới năm 2011 và gần đây là Tổng giám mục Milan.
Scola tiến vào mật nghị với lịch sử ủng hộ ông: Trong 100 năm qua, đã có tới 5 Giáo hoàng xuất thân từ hai giáo hội kể trên. Scola cũng có thể là sự lựa chọn phù hợp nếu xét tới việc ông đã có thời gian giảng dạy tại Viện nghiên cứu về Hôn nhân và Gia đình của Giáo hoàng John Paul II. Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm với Công giáo trong thời gian gần đây.
8. Hồng y Francis Arinze (Nigeria)
Một ứng cử viên tiềm năng nữa của châu Phi là Hồng y Arinze, 80 tuổi. Cái tên của ông cũng từng được nhắc tới trong mật nghị trước diễn ra hồi năm 2005. Sau khi đã có 25 năm sống và làm việc ở Vatican, ông chắc chắn đã có trong tay những ảnh hưởng và kinh nghiệm khổng lồ.
Tuy nhiên năm 2008, ông đã thoái vị khỏi các trách nhiệm chính được giao và đây có thể là tín hiệu cho thấy ông sẽ không "mê" lắm chiếc ghế Giáo hoàng như một số người đã hy vọng.
9. Hồng y Odilo Scherer (Brazil)
Scherer được đánh giá là một ứng cử viên tiềm năng nữa của khu vực Mỹ Latin. Hồng y 63 tuổi này là Tổng giám mục Sao Paulo, giáo hội lớn nhất trong một quốc gia có đông giáo dân Công giáo nhất thế giới.
Hồng y Scherer được đánh giá là một chuyên gia về thần học, khá cởi mở, luôn quan tâm đến bình đẳng xã hội và cải thiện cuộc sống cho người nghèo
10. Hồng y Luis Tagle (Philippines)
Năm nay Tagle mới 55 tuổi và mới chỉ được bổ nhiệm vào vị trí Hồng y hồi năm 2012. Nhưng dù trẻ tuổi và chưa có kinh nghiệm, ông lại có sự ủng hộ từ Vatican và rất gần gũi với Benedict. Ngoài ra Philippines còn có một trong những cộng đồng Công giáo lớn nhất thế giới.
Tường Linh (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất