Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 5/5, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 1 tỷ euro theo Cơ chế hòa bình châu Âu (EPF).
Theo tuyên bố được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ngày 5/5, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Tần Cương khẳng định Trung Quốc sẽ kiên trì thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngày 11/4, theo thông tin được công bố trên trang web của Quốc hội Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật tăng chi tiêu quốc phòng thêm 14,6 tỷ USD. Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 13/4.
Nước Mỹ đang "nóng" lên với vụ rò rỉ tài liệu khi các tài liệu quân sự có đóng dấu mật đã được đăng trên các trang mạng xã hội. Đây được coi là một trong những vụ vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất tại Mỹ kể từ sau vụ WikiLeaks vào năm 2013.
Ngày 5/4, Bộ Tài chính Ukraine cho biết nước này cần khoảng 14,1 tỷ USD trong năm nay để phục vụ cho việc phục hồi nhanh chóng các khu vực bị ảnh hưởng do xung đột.
Trong thông điệp thường niên đọc trước Quốc hội Belarus ngày 31/3, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã đưa ra công thức hòa bình cho Ukraine, trong đó có đề xuất về một ngừng bắn ngay lập tức mà không kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Theo phóng viên TTVXN tại châu Âu, ngày 27/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi thông báo đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại khu vực nhà máy thủy điện Dnipro, miền Nam nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản sẽ viện trợ 30 triệu USD thông qua các quỹ tín thác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hỗ trợ Ukraine mua các trang thiết bị không sát thương.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 27/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bất ngờ đến Ukraine, gặp các quan chức chính phủ nước chủ nhà, trong đó tái cam kết sự ủng hộ của Washington đối với Kiev.
Sau khi Trung Quốc đưa ra ngày 24/2 đề xuất giải pháp chính trị 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có phản ứng khác nhau.
Theo Tân Hoa xã, ngày 24/2, Trung Quốc đã đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình.
Kênh truyền hình N-TV dẫn một nghiên cứu của Viện Kinh tế Đức Cologne cho biết cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1.600 tỷ USD.
Truyền thông Italy đưa tin Thủ tướng nước này Giorgia Meloni dự kiến sẽ tới thăm Ukraine vào ngày 21/2, theo đó bà sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky để tái khẳng định sự ủng hộ của Italy đối với Ukraine và công bố gói viện trợ quân sự thứ sáu của Rome cho Kiev.
Ngày 15/2, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ 5,6 tỷ USD trong năm 2023 để hỗ trợ người dân tại Ukraine cũng như hàng triệu người phải ra nước ngoài sơ tán nhằm tránh cuộc xung đột hiện nay.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn truyền thông Litva ngày 26/1 cho biết các nước vùng Baltic (Estonia, Litva và Latvia) ủng hộ việc chuyển giao máy bay chiến đấu hiện đại cho Ukraine sau khi Đức, Mỹ và các đồng minh phương Tây khác chấp thuận cung cấp xe tăng cho Kiev.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen xác nhận cơ quan này dự định sẽ phân bổ đợt đầu tiên của gói hỗ trợ tài chính vĩ mô mới cho Ukraine ngay trong tháng này.
Ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergey Shoigu đã bổ nhiệm các chỉ huy quân sự mới trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/1 đã công bố khoản hỗ trợ quân sự mới trị giá 3,75 tỷ USD dành cho Ukraine và các quốc gia khác liên quan bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột hiện nay ở Ukraine.