30/11/2022 14:52 GMT+7 | Văn hoá
UBND tỉnh vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề tỉnh Thanh Hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường; xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới bền vững; Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu có thế mạnh xuất khẩu, giá trị kinh tế cao như: đồ gỗ, mây tre đan, hàng mỹ nghệ….gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 sẽ khôi phục, bảo tồn và công nhận mới 05 nghề và 05 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phát triển 05 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch; Trên 80% nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; Ít nhất 50% cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Có ít nhất 30% số làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt khoảng 10%/năm; Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; 100% Làng nghề có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
Đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn và công nhận mới 10 nghề và 05 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phát triển khoảng 10 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch; Trên 90% nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 100% người lao động trong các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; Có ít nhất 70% cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Có ít nhất 50% số làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt khoảng 10%/năm; 100% làng nghề có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển làng nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2030; quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách; tuyên truyền giáo dục, tăng cường công tác quản lý nhà nước về làng nghề, bảo tồn làng nghề, phát triển nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đến triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ của Kế hoach; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển làng nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất