Long Biên - cây cầu lam lũ

15:14 20/09/2010

(Bài dự thi) - Cầu Long Long Biên đối với người Hà Nội không chỉ là một cây cầu đơn thuần mà còn là hiện thân của ý chí kiên cường, bất khuất không chịu lùi bước của cả một dân tộc trong cuộc kháng chiến cứu nước và cũng là một biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Gần như người Hà Nội nào cũng thuộc câu ca dao:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
Một ngày bắt đầu từ sáng sớm đến tối mịt, hình ảnh của cầu Long Biên gắn liền với hình ảnh của những con người lao động. Những gánh hàng rong, những chiếc xe thồ, những con người lưng ướt đẫm mồ hôi, những chiếc nón lá, mũ cối... tất cả nối nhau ngày qua ngày trên cây cầu lịch sử này.

Cầu cũng là chợ, nơi mà những người lao động dưới bãi đem bán thành quả lao động của mình, những bắp ngô vừa thu hoạch, những nải chuối chín vàng mới được hái xuống,… Cầu còn là nơi cưu mang những mảnh đời, những con người vô gia cư mà cuộc sống đã không cho họ có được một mái ấm gia đình trọn vẹn.

Cầu Long Biên là một xã hội thu nhỏ ở Hà Nội.

 

Khi một ngày mới bắt đầu…..
 

Cũng là lúc những người dân lao động bắt đầu một ngày của mình.
 

Những hình ảnh lam lũ….
 

Những con người của công việc…
 

Nhiều lúc không khỏi thấy nao lòng…


Những cuộc họp chợ…


Những con người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”…
 



Những mảnh đời gắn liền với con sông Hồng
 


Cuộc sống nơi đây vô cùng vất vả


Công nhân kiểm tra đảm bảo an toàn cho lưu thông đường sắt


Cầu là nơi mưu sinh, cũng là nơi cưu mang những con người có số phận bất hạnh.


Một ngày bắt đầu rồi lại kết thúc, mặt trời có mọc lên thì cũng lặn xuống,
Cầu Long Biên vẫn uy nghiêm giữa đất trời, lặng lẽ và cô đơn.

 

Bên kia là cây cầu Chương Dương luôn ngập ánh sáng, sự tấp nập của xe cộ.


Nguyễn Thanh Hà

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự