Nhịp cầu cô đơn

23:26 19/09/2010

(Bài dự thi) - Có rất nhiều bức ảnh của nhiều tác giả trong nước và nước ngoài chụp về cầu Long Biên – Hà Nội hơn một trăm năm qua được công bố; bất kể ai đã được chiêm ngưỡng đều có chung một nhận xét đẹp và độc đáo, không có tác phẩm nào trùng tác phẩm nào bởi không cùng một khuôn đúc…

Cầu Long Biên đã trải qua hai cuộc chiến tranh, song chỉ có một cuộc chiến tranh đã xúc phạm đến cơ thể cầu Long Biên nặng nề nhất – đó là cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta của không lực Hoa Kỳ vào những năm cuối của thập kỷ 60 và năm 1972 của thế kỷ XX. Dưới sức công phá bằng bom, tên lửa, người Mỹ đã băm nát cầu Long Biên ra thành nhiều đoạn. Nặng nhất là ba trong bốn nhịp chính vượt dòng sông Hồng rộng nhất và sâu nhất đã bị đánh sập hoàn toàn… Và, lạ kỳ thay trên đỉnh trụ nằm gần giữa dòng chảy chính sông Hồng vẫn còn tồn tại hai nửa nhịp cầu chia về hai phía. Tôi mới học phần mềm xử lý ảnh, tay nghề còn quá yếu, song tôi xin đưa hình ảnh chỉnh sửa này để bạn đọc, bạn yêu ảnh biết được hình ảnh của những năm cầu Long Biên chìm trong lửa bom tàn phá… Đây là phần còn lại trên mặt sông Hồng sau khi cầu Long Biên bị tên lửa Mỹ bắn phá vào tháng 5 năm 1972.



Và đây là hình ảnh hai nửa nhịp dầm này hòa vào cầu Long Biên hiện tại

                                                         

Những nhịp không có dàn thép hoa ở trên bề mặt cầu là do đội ngũ những người thợ cầu lành nghề
của ngành Giao thông vận tải Việt Nam thực hiện trong giai đoạn khôi phục sau chiến tranh. Đã gần 40 năm nay những ai qua cầu Long Biên hay ngắm nhìn cầu Long Biên sẽ thấy những vết thương nặng nề trên cơ thể cây cầu 108 tuổi, tồn tại bên phố cổ Thăng Long – Hà Nội đã bước vào tuổi nghìn năm!

Nguyễn Đăng Minh

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự