(Bài dự thi) -
Lấy năng lượng sóng biển bằng cơ học để phát điện là ý tưởng hoàn toàn khác những dự án mà các nhà khoa học trước đây đã làm... (mà tôi được biết) Ý tưởng dùng cơ học: kết cấu kim loại; chế tạo cơ khí đơn giản dễ thi công dễ bảo trì và sửa chữa… Ở phương Tây- các nước phát triển đã có nhiều dự án thu năng lượng sóng biển bằng công nghệ tạo áp suất khí nén, thuỷ lực chạy tuốc bin để phát điện. Lại còn dự án phao phát điện: trụ là nhiều thanh lam châm cực mạnh, cuộn dây đồng nằm xung quanh, nhịp sóng của phao tạo ra năng lượng điện. Lý thuyết là như thế nhưng công nghệ chế tạo vô vàn khó khăn (chục năm trước đã coi ý tưởng này là “điên rồ” nhưng mùa hè sang năm sẽ hoàn chỉnh thí nghiệm) v.v...
Ngay ở trường Đại Học Cần Thơ, anh sinh viên Bùi Nguyên Vọng đã dùng hai phao hình cầu, qua dao động của sóng biển tạo năng lượng để phát điện. Nhưng vẫn vấp phải khó khăn về công nghệ thực hiện, đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Tôi cùng những người bạn yêu vật lý, yêu hàng Việt có ý tưởng sử dụng sóng biển, nhưng ở dạng hoàn toàn khác . Đó là chuyển động cơ học: Thiết bị đặt ngay trên bờ, dễ dàng chế tạo và bảo trì quản lý... mọi kết cấu kim loại và công nghệ thực hiện đơn giản đã có trong tầm tay.
Sơ đồ thiết bị mô tả như sau:
- Vị trí đặt,
Chọn đầu núi đá (sẵn độ cao, nền móng vững chắc) nơi nước biển lên cao nhất và xuống thấp nhất vẫn có sóng biển ổn định.
- Kết cấu và nguyên lý hoạt động:
Xây kè có độ dốc, đặt đường ray cho PHAO TRƯỢT theo sóng nâng lên và hạ xuống dễ dàng; trên bờ kè dựng hai trụ vững chắc đỡ BÁNH XE như đu quay ở Hồ Tây (Hà Nội). BÁNH XE quay gắn liền với vòng bi có “cá” một chiều như líp xe đạp. Có dây xích to tương ứng nối từ PHAO TRƯỢT đặt lên qua vòng bi BÁNH XE; cuối dây xích nối với QUẢ TẠ (luôn kéo căng dây xích) Khi sóng biển hạ xuống PHAO TRƯỢT hạ xuống kéo BÁNH XE quay theo... ( Tự trọng của phao trượt thắng được sức ỳ của bánh xe. Và có thể bơm nước vào đầy PHAO TRƯỢT chìm xuống đáy biển để tránh gió bão) Đó là động lực thứ nhất. (Như ta đạp xe đạp bước ngắn)
Năng lượng thứ hai tạo ra lực: Bánh đà được cắt nhỏ nối với thanh trục hướng tâm và tỳ vào hình cam lệch tâm (tĩnh) đẩy cánh tay đòn dài ra cũng tạo lệch tâm làm chuyển động bánh xe.
Năng lượng thứ ba tạo ra lực: Sóng biển luôn đập vào bờ kè. Đặt những bảng đón sóng tạo lực ép vào. Đó chính là chu kỳ hoạt động của máy bơm nước, nguyên lý như bơm nước giếng khoan (đương nhiên phải đặt trên phao nổi cao thấp theo con nước) hoặc đặt hàng loạt những đôi phao như hai cánh phản nối với nhau bởi bản lề neo xuống đáy biển song song với con sóng; con sóng lướt qua đưa lên đỉnh rồi xuống đáy sóng. Đó chính là chu kỳ hoạt động của bơm nước; bơm nước lên tháp cao. Trên đường kính bánh xe gắn hàng loạt những thùng chứa nước; một phía ngửa lên hứng nước, khi quay sang phía bên kia thì úp xuống. Cũng tạo ra lệch tâm để bánh xe quay tròn. Như thế cả ba năng lượng cùng hợp lực làm bánh xe hoạt động...
Thiết bị này không gọi là động cơ vĩnh cửu. Nhưng động cơ này không phải đốt cháy than đá, không phải dùng dầu lửa ngày càng khan hiếm, đắt đỏ và ô mhiễm môi trường... Nó cứ hoạt động mà không tốn kém nguyên liệu hóa thạch nào. Đương nhiên phải bảo trì và sửa chữa nhỏ.
Trên đây chỉ là một ý tưởng, xin góp thêm với các nhà khoa học hoàn thiện thêm, chọn được công nghệ thích hợp, kết cấu kim loại tạo hình hợp lý; chọn ma sát ít nhất. Nhất định tạo ra được vòng quay BÁNH XE.
Khi đã tạo được bánh xe quay, từ đó chuyển động qua dây “cua roa” hoặc trục vít bánh vít, đạt được tốc độ 1500 v/p là phát ra điện
Đất nước ta có bờ biển và hải đảo dài ba ngàn cây số, vô vàn điểm đặt được thiết bị phát điện này phục vụ nhân sinh.
(Kèm theo đây là ảnh chụp sa bàn đã hoàn thiện kết cấu và chuyển động được bằng những vật tư đơn giản: may ơ xe, xích, líp xe đạp; thanh nhôm 1phân; ống nước cũ, bản lề cũ, bánh xe cửa nhôm cũ .v.v..)
Tôi xin góp thêm một viên gạch nhỏ bé để các nhà khoa học xây lên những lâu đài tuyệt mỹ cho thế hệ mai sau.
Lê Bá Hạnh