Rượu Hồng Đào – Một Nét Việt

08:06 24/11/2009

(Bài dự thi) - Mỗi khi tết đến xuân về từ siêu thị đến những đại lý cửa hàng bánh kẹo lớn ngoài thùng hay chai rượi bán lẻ thì một không gian không nhỏ dành cho những túi quà lớn và sặc sỡ. Trong mỗi túi quà mà đầy đủ từ bánh, kẹo thuốc lá, bia, chè, trà… thì chắc chắn sẽ có một chai rượi vang.

Tôi nhớ có lần tên bạn tôi học trường Cao Đẳng Hàng Hải quen người làm trên tàu và mua được một chai rượi vàng với giá 120 ngàn mà ngoài thị thị trường được bán với giá 300 ngàn để tết nhà cô bạn tôi ( thì anh chàng đang tăm tia cô ấy mà ) dù nhà chỉ có ba người phụ nữ :bà cô, mẹ cô và cuối cùng là cô.

Mẹ tôi mỗi dịp sắm cũng thường mua hai chai rượi vang để hai bên bàn thờ khi nghe bố tôi rầy rà thì mẹ bảo để cho “sang”

Chỉ cho đến khi cô tôi một đợt về ăn tết ngoài bắc có  mang theo một thùng rượi để tết các cụ  thì cả nhà mới biết thế nào mùi vị của rượi Hồng Đào.  

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượi Hồng Đào chưa nhấm đã  say

Các cụ còn suýt xoa mãi về kiểu dáng đẹp, màu rượi đẹp, mùi thì thơm, vị rất đượm. Cô tôi còn cười bảo ở Sài Gòn hầu hết các siêu thị đều có gian hàng rượi Hồng Đào nhưng ra đến ngoài bắc này các hình ảnh của loại rượi này rất ít thậm chí còn lẻ tẻ. Thấy tôi đang lướt nét cô bảo tôi vào thử trang: hongdao.com.vn và bảo tôi đọc to cho các cụ nghe. Mọi người thích thú vì không ngờ loại rượi này có thuyết được lưu truyền đẹp như vậy. Và được ngắm đầy đủ kiểu dáng và màu sắc vừa thanh khiết, đậm đà lại phong phú của Công Ty Minh Anh, tôi mừng rơn vậy là năm mới không phải lo lắng tìm ra món quà tết cho mọi người mà không sợ sau tết nó sẽ chung số phận với đống bánh kẹo chảy nước vì quá hạn sử dụng. Tôi cười bảo cô : “Sao cô không đặt hàng qua mạng” ? Cô mỉm cười nháy tôi : “thế cháu nghĩ cô của cháu lấy chồng thì sẽ tay xách nách mang ah “?

Cả nhà cười xòa. Ngày cô đi học Đại Học trên Hà Nội mỗi dịp về nhà dù trời rét cô cũng nhất định về tay không, nhất định mặc đồ  cũ ở nhà chứ không chịu ba lô, không chịu đùm bọc như đa phần các bạn .

Tối hôm sau, theo lũ bạn vào vũ trường tôi vẩy tay anh bồi cho một chai Hồng Đào Sâm. Anh nhìn tôi ngạc nhiên nhưng cũng quay về quầy và anh nói cũng may là quầy của anh còn. Tôi ngạc nhiên và chợt hiểu ngay cả tôi nếu không thử loại rượi đó có lẽ chúng tôi vẫn quen thuộc gọi những chai rượi ngoại

Và tết năm  đó gợi ý dùng rượi Hồng Đào của tôi làm quà tết đã được sếp hết sức vùa ý và giao cho tôi triển khai luôn chương trình quà tặng: lựa chọn về giá, màu sắc, nồng độ để phù hợp với khách hàng và nhân viên

Tôi vô tình thấy cuộc thi “ Người Việt yêu hàng việt “  tôi nghĩ ngay đến Thương hiệu này. Tôi chỉ  là một người tiêu dùng nhận những lợi ích từ thương hiệu trên và tôi mong với những lợi ích đó cộng với tiêu chỉ của đảng và nhà nước, tinh thần trách nhiệm của mỗi người tiêu dùng thương hiệu rượi Hồng Đào sẽ làm món quà thể hiện một nét văn hóa của người việt và có thể với tinh thần người việt yêu hàng hiệt còn là một nét kinh tế rất đẹp và rất riêng chăng? Khi nhờ những nét riêng đáng quí đó mà nền kinh tế chúng ta có thể ban đầu đứng vững và hòa nhập vào cuộc hội nhập toàn cầu.

Ông Đỗ Thế- Quyền giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Minh Anh kể lại sau nhiều năm đi tìm nguồn gốc rượu Hồng Đào: "Ngày xưa, lúa gạo ít, người nông dân xứ Quảng phải dành thóc để ăn đến giáp hạt nên ngày thường không dư dả lúa thóc để nấu rượu. Chỉ vào mùa thu hoạch, người ta mới dành ra chút ít nguyên liệu nấu rượu Hồng Đào. Bởi vậy, lúa để nấu rượu Hồng Đào luôn luôn phải là lúa mới gặt chưa quá 100 ngày, được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng.  
 
Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần - và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lúa mới còn nguyên cám.
Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ

Công ty Minh Anh đã  áp dụng qui trình sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ  công cổ truyền từ khâu chọn nguyên liệu - phải là thứ gạo quê vùng Gò Nổi (Điện Bàn), gạo mới gặt chưa quá 100 ngày. Rồi đến các khâu khác như ủ men, thuỷ phân, chưng cất bằng lò nấu rượu theo hình bát quái. Tất nhiên đó mới chỉ là công đoạn đầu, còn việc chuẩn hoá rượu, tạo mùi, kiểm tra đo lường chất lượng… phải đòi hỏi tay nghề của các kỹ sư chuyên ngành với các thiết bị hiện đại để cho ra đời những loại rượi hoàn hảo.

Qua cuộc thi tôi cũng mong Công Ty Minh Anh trong những dịp lễ, hội, tết tư  sẽ tổ chức những gian hàng có thể thử các sản phẩm của công ty để người tiêu dùng Việt được thể hiện tình yêu hàng Việt trong một không khí tràn ngập bản sắc dân tộc  
 
Cù Thị Thương

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự