“Bé” hồ tiêu, “siêu” xuất khẩu

15:52 14/11/2009

(Bài dự thi) - Việt Nam vừa dành được chức “vô địch thế giới”… nhưng không phải ở lĩnh vực thể thao mà là dành cho một nông sản Việt Nam có tên: HỒ TIÊU.

Kỳ tích đã được xác lập khi Hồ Tiêu “cán đích sớm” với sản lượng xuất khẩu vượt 100.000 tấn/năm, bỏ xa Ấn Độ (50.000 tấn), Brazil (33.000 tấn), Malaysia (23.000 tấn), Indonesia (20.000 tấn) và Sri Lanka (15.000 tấn).

Hạt tiêu Việt Nam sẽ trở thành thương hiệu dẫn đầu cho ngành nông sản?

Khẳng định ngôi vị số 1

Ngày 11/11, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ông Đỗ Hà Nam cho biết: Mặc dù trong thời buổi đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng do năm nay hồ tiêu trúng mùa, cộng với sự điều tiết thị trường hợp lý nên xuất khẩu thu được kết quả rất tốt. Cụ thể, tháng 10 Việt Nam xuất khẩu 9.944 tấn Hồ tiêu (tiêu đen đạt 7.686 tấn, tiêu trắng đạt 2.258 tấn). Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 31,5 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 22,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,2 triệu USD. Giá tiêu xuất khẩu dao động từ 2.700 USD – 2.800 USD/tấn, giá tiêu trong nước nhích lên từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Với giá này nông dân trồng tiêu trúng đậm.

Việt Nam đã xuất khẩu hạt tiêu đến trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và được các chuyên gia nước ngoài ví đây là “một câu chuyện kỳ diệu rất đáng ngạc nhiên” về sự phát triển vượt bậc của nông sản này. Chỉ tính riêng trong tháng 10, Đức là thị trường nhập khẩu tiêu nhiều nhất của Việt Nam với 1,557 tấn. Các thị trường truyền thống khác của Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều gồm: Mỹ 1.394 tấn, Hà Lan 757 tấn, Ai Cập 569 tấn, khối các nước Ả Rập 512 tấn.

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn (AGROINFO), do dự trữ hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam – nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới - còn dự trữ rất ít nên giá hồ tiêu thế giới từ nay tới cuối năm sẽ có khả năng mạnh trên thị trường giao dịch thế giới, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 2 tháng cuối năm nay dự kiến sẽ đạt 20.000 tấn.

“Đẳng cấp mới là mãi mãi”

Để “giữ vững ngôi vua” cho mặt hàng nông sản này chắc hẳn phải nhờ đến sự phối hợp của 4 nhà là nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà báo như ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã trả lời báo chí. Nhưng việc phối kết hợp giữa 4 nhà này sẽ giúp cây tiêu đứng vững hơn trên thị trường quốc tế được bao lâu, với giá cả như thế nào chắc chắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cá nhân tôi chỉ thấy vị trí số 1 mà hồ tiêu Việt Nam có được cũng giống như một số đội bóng đá của các quốc gia đang tạm thời dẫn đầu bảng xếp hạng trong một mùa giải vậy. Vì vị trí dẫn đầu mới chỉ là tạm thời, nên đội bóng hoàn toàn có thể bị “lật đổ” bởi một đội bóng khác và hoàn toàn có thể mất ngôi vương khi mùa giải kết thúc. Vì vậy, trong bóng đá, người ta có câu: Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.

Lũy tiến từ 1/1 - 30/10/2009, tổng lượng Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đạt 114,730 tấn các loại (trong đó có 95,524 tấn tiêu đen, 19,206 tấn tiêu trắng), tăng 47% so với cùng kỳ năm 2008 tương đương với 36.879 tấn, lượng tiêu trắng tăng 123% tương đương 10.583 tấn. Tổng hợp kim ngạch đạt 289 triệu USD, tiêu đen đạt 220,5 triệu USD, tiêu trắng đạt 68,5 triệu USD, tăng 5,7% so tương đương với 15,7 triệu USD so với cùng kỳ 10 tháng năm 2008.  - Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)

Áp dụng câu này cho hiện tượng hồ tiêu Việt Nam trong những năm gần đây, mà cụ thể là tháng 10 vừa qua vươn lên vị trí số 1 về thị trường xuất khẩu, đó chỉ là “phong độ tạm thời”. Để giữ vững ngôi vị số 1 này, tôi cho rằng cần phải giữ vững “phong độ” và thể hiện sự ổn định về “đẳng cấp”. Muốn có “đẳng cấp mãi mãi” như trong bóng đá, các doanh nghiệp trồng, chế biến, xuất khẩu hồ tiêu cần phải giữ cho được “trạng thái thể lực, tâm lý, chế độ dinh dưỡng, tập luyện, trình độ huấn luyện… như trong thể thao một cách hoàn hảo nhất”.

Khi có được đẳng cấp cùng với phong độ ổn định, chúng ta có thể “đá” với bất kỳ “đối thủ” nào cũng không sợ thua, bật khỏi top hoặc “tụt hạng”. Nếu như chúng ta chỉ có phong độ trong khoảng thời gian nhất định, yên tâm với vị trí đó, chủ quan với diễn biến bất thường của thị trường, không thể hiện được đẳng cấp thì nguy cơ bị “lật đổ ngôi vương” như trong bóng đá rất có thể sẽ xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến triển vọng xu hướng của thị trường, gây bất ổn ngược lại cho nông dân.

Chung quy lại, cái gọi là “giữ vững phong độ, thể hiện đẳng cấp” về thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tôi muốn nói chính là phải xây dựng cho được thương hiệu chính thống cho mặt hàng nông sản này. Bởi một lẽ, như các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nhận định, thường thì được mùa lại mất giá và mất mùa lại được giá là hai hình ảnh trong bức tranh chung của nông sản Việt Nam nói chung và hồ tiêu nói riêng. Vậy nên, để cải thiện bức tranh này, cần phải xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, trong đó có hồ tiêu. Đó là cách làm, bước đi đúng đắn nhất không chỉ để “giữ vững ngôi vua” cho nông sản Việt mang tên HỒ TIÊU mà còn góp phần tăng giá trị cho nông sản Việt nói chung về lâu về dài trên trường quốc tế.

Nguyên Anh



Các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu trong tháng 10/2009

Stt

Doanh nghiệp

Tiêu đen

Tiêu trắng

Tổng hợp

1

OLAM

1.128

142

1.270

2

Phúc Sinh

848

316

1.164

3

Ngô Gia

808

108

916

4

Intimex HCM

814

84

898

5

Nedspice

476

244

720

6

VKL Việt Nam

417

43

460

7

Gia vị Sơn Hà

389

13

402

8

Trường Lộc

125

260

385

9

Pitco PITCO

352

8

360

10

Simexco Đăk Lăk

230

80

310

11

Generalexim

267

17

284

12

Phúc Thành

248

26

274

13

Inexim Đăk Lăk

80

188

268

14

Trà & Cà phê ĐD

--

267

267

15

Harrisfree Man

194

13

207

16

Nông sản Long Gia

200

-----

200

 

Khác

1.110

449

1.559

- -

Tổng

7.686

2.258

9.944

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự