Tẩy chay hàng “Việt rởm”mới là yêu nước

18:38 19/10/2009

(Bài dự thi) - “Ta về ta tắm ao ta
Dù  trong dù đục ao nhà  vẫn hơn”

Chẳng biết từ bao giờ dân ta sinh ra cái câu ca dao lạ  lùng vậy. Có dịp ngồi nghe các cụ giáo sư tranh luận về nguồn gốc các câu ca dao Việt Nam, tôi học được một điều bổ ích: không phải ca dao nào cũng đúng và ca dao cũng có xuất xứ, có nguồn gốc của nó. Ví như câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Ảnh dulich.vn


Ai cũng nghĩ câu này là ca dao rất cổ , là truyền thống dân tộc… nhưng sau khi tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ, có vị đã phát hiện ra cái cấu trúc “ Tuy rằng…nhưng mà” là cấu trúc của ngôn ngữ phương Tây chứ ngôn ngữ của người Việt xưa không có cấu trúc ấy. Vậy câu ca dao này có thể hình thành rất muộn. Câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta…” nó có từ bao giờ? Nó thể hiện cái lý bảo thủ của Người Việt mình hay cái tình yêu quê hương cực đoan của người Việt mình ra sao? Tôi chẳng biết gì nên không dám bình. Chỉ có một điều rằng dù ai có xui khôn, dạy dại nhưng tôi nhất quyết không bao giờ nhảy xuống cái ao nhà đục ngầu mà tắm cả. Dại gì mà từ chối lời mời đi bơi trong khách sạn Daiwoo 5 sao với nuớc sạch tinh khiết, sóng vỗ dập dồn có mát sa nước ấm, nước lạnh để kéo ra hồ Bẩy mẫu, Ba mẫu hay sông Tô Lịch đen ngòm mà tắm chỉ để tỏ ra ta là người yêu cái ao nhà!!!

Lại có một tâm lí khác: Phàm là cái gì của tây, của Tàu cũng là hơn của ta.

Lạ  thay, Tây là xứ lạnh, làm gì có chuối mà sao cứ gọi quả chuối to là quả  chuối Tây. Nước Tàu chỉ có một bộ phận nhỏ ở miền Nam là có hoa quả nhiệt  đới mà sao cứ cái gì to, cái gì ngon ngọt dân ta lại gán cho nó cái mác Tàu dầu rằng 100% nó có nguồn gốc Việt như ổi Tàu, khế Tàu…

Có  anh đã đùa mà nói:
“Của Tây như thể của ta
Chẳng qua nó lớn gấp ba bốn lần…”

Bây giờ hoa quả Tàu ăn nhạt phếch và vô  vị bởi họ dùng đủ mọi lọai chất độc để kích thích sinh trưởng, gây đột biến gien khiến cho quả táo, quả nho, quả đào quả mận đều lớn gấp ba bốn lần. Họ còn ngâm thuốc độc bảo quản đẻ cả tháng vẫn không thối mà có mấy ai thích đâu. Dân ta sành ăn đáo để. Bao lọai hoa quả Việt lại được lùng kiếm đẻ  gìn giữ và đang dần dần lên ngôi. Nào là chuối ngự, Cam Canh, cam Bố Hạ, Bưởi năm roi , rồi thì gà ri, lợn ỉ, lợn tên lửa lợn cắp nách…dần dần trở về với cái vị trí xứng đáng của nó.

Chẳng phải ai dạy. Cái mồm của dân Việt mình cũng sành ăn lắm. Hết thời cái cảnh chỉ thích to, thích rẻ. Dân Ta vốn chuộng cái gía trị thật. có sắc mà chẳng có hương thì cũng vô vị. Của rẻ là của ôi. Của độc hại thì sớm muộn cũng sẽ bị tẩy chay. Không thể lấy cái tìnhmà thể tất cho các sản phẩm kém chất lượng, dộc hại được.

Xưa kia nước ta còn nghèo, dân trí còn thấp lại bị hết Tàu đến Tây đô hộ nên trong mọi lĩnh vực tiêu dùng, chúng tìm cách hạn chế sự phát triển sản xuất của dân ta. Mọi sản vật qúy báu của chúng ta đều bị cống nộp hoặc bị cướp mang về chính quốc. Dân ta chỉ nai lưng ra làm và là nơi tiêu thụ hàng hóa của Tư bản. Rượu hồi Anis chính hiệu nổi tiếng của Pháp bán tòan thế giới cũng được sử dụng từ công nghệ chưng cất dầu của Pháp trên nguyên liệu cây hồi chỉ có ở vùng Bắc Việt Nam và người Việt hay người nứoc mgòai chỉ có thể mua rượu từ các lò rượu của Pháp là một ví dụ.

Người Việt xưa bị nô dịch về văn hóa nên có tâm lí coi thường các phương thức chữa bệnh dân gian. Hễ ai dùng cây cỏ quanh nhà đẻ chữa bệnh tuy rất hiệu quả thì đều bị gán  cho cái từ “lang băm” hay “lang vườn” . Người ta ca tụng Tây y và xưa thì ưa thuốc “Bắc”. Những lối chữa bệnh của nhà giàu thủa xưa.

May thay, Bác Hồ chính là người hiểu sâu biết rộng nên đã chỉ đạo ngành y tế đề ra các phưong châm cho Y học Việt Nam “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” và “ Đông tây y kết hợp” . Ấy vậy mà ngày nay, cái tâm lí sùng thuốc Tây, thuốc Tàu mà xem thường thuốc Dân tộc cổ truyền nó vẫn còn ngự trị trong nhiều kẻ tưởng rằng có chữ hay hợm của. Động tí là dùng thuốc Tây, kháng sinh dùng vô tội vạ. Cùng một thứ thuốc như nhau, mua bản quyền sản xuất của những hãng nổi tiếng trên thế giới nhưng sản xuất ở Việt Nam thì coi thường mà cắm đầu mua cùng lọai thuốc ấy nhưng có nhãn mác của nước ngòai.

Lắm kẻ không hiểu biết, quay trở lại cái khẩu hiệu cũ mèm “Có bệnh thì vái tứ phương”. Chẳng biết thật giả ra sao và thuốc gì cũng dùng, lang nào cũng nghe nên mới có câu “ Đông Tây y tử vi kiêm thầy cúng” mà rốt cuộc chỉ hủy họai thân thể của chính mình. Biết bao bài thuốc dân gian có giá trị và đang dần dần trở thành các thương hiệu sánh vai với nhiều dược phẩm trên thế giới được nhiều nước tin dùng. Sao ta lại cứ sùng thuốc Tây và thuốc Tàu?

Bàn về kinh té thị trường, ta không thể không nói đến nền kinh tế trí thức. nói đến cái đầu tài hoa và sáng tạo của người Việt. Biết bao kiến trúc sư Việt nam tài hoa đã đọat giải thi quốc tế nhưng có mấy ai được đem cái tài ấy vào xây dựng cho nuớc nhà? Biết bao nhà khoa học , nghệ sỹ có tên tuổi Việt Nam ra ngòai thì được trọng dụng nhưng lại không có đất dụng võ hay truyền dạy cho con cháu mình trên đất nước ta. Trái lại, cũng không thiếu những cái bằng rởm được công nhận và chễm trệ ngồi trên các vị trí quan trọng trong các hệ thống nghiên cứu, đào tạo và quản lí đất nước. Họ chẳng những không góp được bao nhiêu cho sự phát triển kinh tế khoa học của đất nước mà còn làm thất thóat tiền của của nhân dân. Nói đến hàng nội, hàng ngọai, chúng ta không thể không nói đên thứ hàng nội trí thức này vì nó là tài sản vô giá của đất nước. Biết trọng trí thức nội giỏi, trung thực , yêu nước mới chính thực là người yêu nước.

Trong kinh tế thị trường và kinh tế hội nhập hiện nay, không thiếu gì kẻ làm hàng nội cũng như hàng ngọai chen lấn chui lủi lọt vào thị trường ta. Lắm kẻ vô lương tâm đã sản xuất ra biết bao đồ ăn thức uống độc hại. Chúng kiếm lời trên bệnh tật và chết chóc của mọi người. Nào là bánh phở pha phóc môn, sữa pha chất độc, thịt thà thiu thối ngâm tẩm chế biến đem bán cho người ăn. Với các lọai sản phẩm này thì dù có hàng Nội 100% cũng cần phải lôi chúng ra ánh sáng, cần tẩy chay.

Cần có thêm khẩu hiệu mới:
“Tẩy chay và lên án Hàng Nội bẩn, Hàng Nội rởm mới là yêu nước”
Không thế “ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Hà Nội 18-10-2009

Vũ Thế Long

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự