Cây đa – Bến nước – Sân Đình

12:00 06/05/2009

(Bài dự thi) - Quê hương tôi xã Hưng Hoà. Một miền quê ngoại ô thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh 2 cây số về phía Đông.

Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình gắn liền miền quê Việt Nam có dòng sông chảy qua giờ này chỏ còn là hoài niệm. Dòng nước sông lên xuống theo thuỷ triều. Nước lên, nước biển tràn vào: Nước mặn. Nước xuống chảy ra biển  nước sông: Ngọt. Những ngày nước ngọt trên các bến sông các cô gái quảy thùng ra sông gánh nước. Chiếc đòn gánh kĩu kịt lắc lư  đôi thùng theo nhịp bước mang nước về chứa đầy lu. Các chàng trai ngồi ung dung trên mở kè thả cần câu cá. Chỉ một giờ đồng hồ là có một xâu các bống béo ngập mang về cho một bữa cơm ngon lành. Mỏ kè đá nhô ra sông để dảm tốc độ dòng chảy chống sạt lở đất. Đứng trên cầu  Bến Thuỷ nhìn về biển đông. Xã tôi như một con rồng uốn mình theo dòng Lam giang thuyền bè xuôi ngựơc, soi bóng núi Hồng lĩnh trên dòng sông như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Sông kia bên lở, bên bồi. Phía Bắc sông quê hương địa tướng Chu Huy Mân lở thì bờ Nam quê hương đại thi hào dân tộc Nguyễn Du bồi. Con đề 42 chạy qua giữa xã làm cho bức tranh càng sinh động. Hai bên bờ đê làng mạc cây cối xanh tươi như một cánh rừng. Đồng ruộng quê tôi thẳng cánh cò bay. Mùa đông trên cánh đồng đầy cua cá. Cây cồi xanh tươi, cua cá đầy đồng nên chim đưa nhau về làm tổi, hót líu lo khi buổi chiểu về khói lam lan toả khắp thôn xóm. Quê tôi mùa đông ấm áp, mùa hè gió Lào về lại mát mẻ. Bởi có dòng sông và luỹ tre làng. Sông Lam như một chiếc máy lạnh khổng lồ thiên nhiên ban tặng cho quê tôi mà ít vùng quê có được

Quê tôi có 4 ngôi đền lớn và một chùa thờ Phật.

Đền cả rộng hơn 1 ha, Có điện hạ, điện trung, điện thượng nguy nga. Nội thất đền rất đẹp mắt. Có 2 cây bàng cổ thụ toả bóng mát.

Đền 2 bà: Thờ 2 bà Trưng – Ngôi đền này có một cây  đa cổ thụ rất lâu năm, thân cây 5-6 người ôm không xuể. Rễ đa trên các cành thả xuống bám chặt vào lòng đất như những cánh tay của người khổng lồ. Tán cây toả rộng ôm lấy ngôi đền  uy nghi trầm mặc.

Phiên chợ quê tôi gọi là chợ Trụ trong kháng chiến chống Pháp họp ở đây; dưới gốc đa làng. Năm 1950 phiên chợ bị máy bay tàn sát dã man. Đây là dấu ấn kháng chiến chống Pháp mà dân xã tôi không bao giờ quên.

Đền 2 ông nằm giữa 2 thôn Khánh và Hậu cũng nguy nga không kém. ở phía sau đền là bãi tha ma. Có một cây sanh to l ớn cổ thụ rễ trên cây thả xuống nhiều như những chùm râu ông già nô en. Đền này là trẻ chóng tôi không dám vào vì sợ ma. Người lớn boả ngày cũng như đêm ma đưa võng kĩu kịt ru con trên đó. Sau này lớn lên chúng tôi m ới hiểu n ơi đó là trụ sỏ chỉ huy của bộ đội địa p hương. Người ta bịa ra để hù doạ sự tò mò của đám trẻ.

Đền  quan thành diện tích bằng đền cả toạ lạc làng phong Đăng – Ngôi đền này cũng sầm uất và rất đẹp.

Chùa Phu một ngôi chùa giữa cánh đồng ngập mặn đầy lác ngang dọc hói lạch đầy nước. Chùa này trước đó cũng có thầy thu tụng kinh niệm phật. Ngôi chùa này là nơi che sấu hoạt động của Đảng thời kỳ 30-31.

Đền đình quê tôi cũng như các vùng quê khác lợp ngói vẩy. Mái cong vút như thuyền rồng. Trên nóc tô những con rồng con phượng. Cột kèo bằng gỗ lim to bằng vòng tay người lớn. Sân đình nào cũng rộng rãi thích hợp cho bọn trẻ chúng tôi chơi khăng chơi đáo… cho trai, gái làng trình tự trong đêm hè trăng sáng.

Đó là hình ảnh quê tôi 55 năm về trước, khi chúng tôi còn là những đứa trẻ ở tuổi tắm mưa, tắm sông, chơi k hăng chơi đáo. Quê hương thay đổi theo thăng trâm thời gian của lịch sử đất nước.  Kháng chiến chống Pháp 1954 kết htúc, bức tranh làng quê Việt Nam biến  mất. Cây đa, sân đình không cánh mà bày chỉ còn lại bến nước. Cây đa cây bàng, cây sanh biến thành dường tủ, ván hòm, chất đốt. Đình chùa phá bỏ biến thành hội quán trường học. Kháng chiến chống Mỹ máy bay B2 rải thảm. Già trẻ trai gái quê tôi một lần nữa quấn đầy khăn tang trắng và có chung môtỵ ngày dổ tập thể. Ngày đó  Bến nước cũng bay theo cây đa, sân đình xoá hết bức tranh làng quê Việt Nam. Cả làng chuyển vào trong đê. Đã mỏ kè chống sạt lở biến thành vôi xây dựng.

Thời kỳ đổi mới đê làng trở thành đường nhựa bóng lộn rộng rãi khang trang chạy từ cầu Bến Thuỷ đến khu du lịch Cửa Lò. Các bến nước làng tôi trở thành chỗ chứa rác thải, xác súc vật chết, bịch ni lông, xà bần xin giả cho dòng sông quê hương trôi ra Cửa Hội biển đông. Các luỹ tre làng không còn nữa. Tấc đất tấc vàng. Tre làng phá bỏ để san đất, bán nền con lốc độ thị hoá đã làm cho luỹ tre làng theo ngài Phù đổng đánh giặc Ân năm xưa cùng ngựa sắt bay lên thiên đình. Thật tủi cho thân phận cây tre Việt Nam. Nhà quay phim Liên Xô các men ca ngợi cây tre Việt Nam: “Tre nứa, trúc, mai vầu mấy chục loại k hác n hau nhưng cùng một mầm  non măng mọc thẳng”… Cây tre thân thiết của người dân Việt Nam đã cùng dân tộc đi suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước…

Tre không còn. Đồng ruộng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm chết hết cua cá. Đàn chim cũng bay đi vĩnh biệt quê tôi. Chiếc máy lạnh thiên nhiên khổng lồ biến mất để lại cho quê tôi một môi trường oi bức nóng nực khi gió Lào thổi về xào xạc.

Những đứa trẻ chúng tôi ngày nào giờ đã trở thành ông nội, ngoại, đứa đi kháng chiến đánh mỹ tận miền Tây, miền Đông Nam bộ. Đứa đi học tập xây dựng và bảo vệ miền  Bắc xã hội chủ nghĩa. Đứa ở lại  quê nhà xây dựng quê hương. Hằng năm chúng tôi trở về quê. Đứng trên đê làng với bao cảm xuác bâng khâng, nuối tiếc một thời quê hương rợp bóng tre làng cây đa bến nước, sân đình… Nhìn quê hương người mà xót xa cho quê hương mình. Đó là tâm niệm của những đứa con xa xứ. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đâu cũng có đình làng, chùa chiền, hàng năm tổ chức lễ hội, rước kiệu linh thiêng và đẹp mắt. Thầm trách cho lớp cán bộ trong cải cách ruộng đất cho đến chùa là mê tín di đoan và phá bỏ đi những di tích văn  hoá lịch sử mà cha ông đã tốn bao công sức xây dựng.

Trong lòng chúng tôi đều chung một mơ ước. Rồi đây làm sao phục hồi lại được: CÂY ĐA, bến nước, sân đình phục hồi lại được những đền chùa như ngày xưa ấy. Rồi đây trên bờ sông quê hương là một rặng bạch đằng phi lao bóng mát và những rặng tre kĩu kịt tiếng võng những trưa hè. Bến nước trở thành những bãi tắm thi bơi lội thể dục thể thao.  Dưới nước là một bãi trông chàm và đuốc và những lồng nuôi trồng thuỷ sản tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo cho dân. Tren bạch đàn phi lao, chàm, đuốc, xanh tươi tránh xói mòn bờ sông cải tạo môi trường trong sạch. Đàn chim lại đưa nhau về làm tổ, líu lo tiếng hót bản nhạc đồng quê thân yêu tha thiết. Bản nhạc tuổi thơ cố hương một thời để nhớ;

Cây đa - Bến nước - Sân đình

Trần Đình Bá

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự