Bệnh hẹp động mạch phổi

15:00 25/06/2020

(Thethaovanhoa.vn) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công cho bệnh nhi L.H.T (sinh năm 2016, ngụ tại Bình Tân, Vĩnh Long). Theo thông tin từ gia đình, gần đây cháu bé da xanh xao, chậm lên cân, thường xuyên bị mệt, khó thở, thỉnh thoảng đe dọa ngất xỉu đặc biệt khi gắng sức. Tình trạng ngày càng nặng hơn nên em được gia đình đưa đến khám trong chương trình tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long và đã được chẩn đoán hẹp nặng van động mạch phổi. 

Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long hướng tới xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp

Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long hướng tới xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp

Nhằm đảm bảo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”, Bệnh viện Đa Khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng đến nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường, xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp, giảm thiểu chất thải nhựa, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

Cháu bé được nhập viện điều trị và vào ngày 17/6, ê-kíp can thiệp tim bẩm sinh của khoa Can thiệp Nội mạch, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành can thiệp thành công nong van động mạch phổi bằng bóng qua da cho cháu bé. 

Đây là phương pháp tối ưu được lựa chọn điều trị cho những trường hợp hẹp van động mạch phổi ở trẻ, phương pháp có tỷ lệ thành công cao, an toàn và đặc biệt tránh cho trẻ khỏi phải trải qua một cuộc phẫu thuật tim hở. 

Trong phương pháp này một bóng nong van động mạch phổi theo dây dẫn phù hợp sẽ được đưa đến vị trí hẹp van động mạch phổi qua ống dẫn đặt ở tĩnh mạch đùi, sau đó bóng sẽ được bơm lên với áp suất phù hợp và bóng sẽ tách được chỗ dính mép van làm tăng diện tích mở van, tăng lưu lượng dòng máu lên phổi.

Theo Ths-BS Nguyễn Đình Đại Khánh, Phó Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Can thiệp Nội mạch, trưởng ê-kíp can thiệp tim bẩm sinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, đồng thời là bác sĩ trực tiếp can thiệp cho bé, sau can thiệp cháu bé hồi phục sức khỏe tốt và đã xuất viện sau một ngày nằm viện theo dõi. Đây là một trường hợp bệnh tim được tài trợ 100% chi phí điều trị từ quỹ Vina Capital. 

I. Hẹp động mạch phổi là gì?

Hẹp động mạch phổi đơn thuần chiếm 8-12% các trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh. Hẹp động mạch phổi thường đi kèm với những tật tim bẩm sinh khác như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng fallot… Hẹp động mạch phổi có thể dưới van, tại van, trên van (thân, 2 nhánh chính, nhánh ngoại biên). Hẹp động mạch phổi ngoại biên thường hay đi kèm với các hội chứng sau: Nhiễm Rubella bào thai, William, Noonan, Alagille, Ehlers-Danlos, Silver- Russell.

Chú thích ảnh

II. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch phổi 

- Mẹ bị nhiễm rubella hoặc các siêu vi khác trong thời kỳ đầu của thai kỳ.

- Bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh.

- Uống rượu khi mang thai.

- Hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai.

- Mẹ bị đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết.

- Mẹ bị lupus ban đỏ.

- Mẹ sử dụng 1 số loại thuốc trong khi mang thai như isotretinion trị mụn, thuốc chống co giật, và 1 số thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực…

- Trẻ mắc hội chứng down.

III. Triệu chứng hẹp động mạch phổi

Trẻ sinh ra mắc bệnh hẹp động mạch phổi, các triệu chứng sẽ được thấy ngay sau khi sinh. Triệu chứng của hẹp động mạch phổi có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày, bao gồm:

- Da xanh hoặc xám ( chứng xanh tím ).

- Da lạnh, tái nhợt.

- Thở nhanh hoặc khó thở.

- Bú kém, khó thở tăng khi bú.

Với trẻ nhỏ hoặc người lớn bị hẹp van mức độ trung bình đến nặng, triệu chứng sẽ xuất hiện khi gắng sức, bao gồm:

- Tức ngực, ngất, mệt mỏi.

- Tăng cân chậm, chậm lớn.

- Khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức.

- Chướng bụng.

- Da xanh xao hoặc xanh tím.

Những trường hợp hẹp nặng, người bệnh có thể gặp 1 số biến chứng như:

- Nhiễm trùng huyết do viêm nội tâm mạc.

- Phì đại tâm thất phải: do thất phải phải co bóp với lực mạnh hơn để tăng lượng máu vào động mạch phổi, nên ban đầu cơ thất phải sẽ dày lên làm tăng diện tích buồng tâm thất, theo thời gian cơ tim trở nên xơ cứng, buồng tim dãn và suy yếu.

- Rối loạn nhịp tim.

- Suy tim: xảy ra sau giai đoạn phì đại thất phải, suy tim phải, rồi suy tim toàn bộ gây triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chi…

IV. Chẩn đoán

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.

1. Lâm sàng: ngoài các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như đã miêu tả phần trên, khám còn phát hiện các dấu hiệu thực thể:

- Tim tăng động và sờ được rung miêu tâm thuở khoảng gian sườn 2-3 cạnh bờ trái xương ức hoặc ở hõm trên ức. 

- T2 mờ và tách đôi rộng, click tâm thu, âm thổi tâm thu ở khoảng gian sườn 2-3 bờ trái xương ức lan ra sau lưng.

- Gan to, chi lạnh do co mạch ngoại biên nếu kèm suy tim.

2. Cận lâm sàng

2.1 Điện tâm đồ ECG

Bình thường nếu hẹp nhẹ, lớn nhĩ phải và thất phải nếu hẹp vừa đến nặng.

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh nếu hẹp nặng sẽ có dấu hiệu lớn thất trái do thất phải bị thiểu sản và máu sẽ từnhĩ phải qua nhĩ trái qua lỗ bầu dục.

2.2 X Quang ngực thẳng

Tuần hoàn phổi giảm, cung động mạch phổi lõm hoặc phồng do dãn sau hẹp tại van.

Bóng tim có thể to nếu có suy tim.

2.3 Siêu âm tim.

Xác định được chẩn đoán hẹp động mạch phổi, vị trí, hình dạng, cấu trúc, kích thước của vòng van, thân, 2 nhánh động mạch phổi, mức độ hẹp (chênh áp thất phải/động mạch phổi = 30-45mmHg: hẹp nhẹ, 45-70mmHg: hẹp vừa, > 70mmHg: hẹp nặng ), hình dạng chức năng thất phải, các tật đi kèm.

V. Điều trị

1. Nội khoa

Sơ sinh hẹp động mạch phổi nặng truyền prostaglandin E1 liều 0,01-0,1microgram/kg/ph để giữống động mạch trong thời gian chờ can thiệp.

Propranolol uống trong trường hợp hẹp dưới van động mạch phổi.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Điều trị nâng đỡ suytim, rối loạn nhịp.

2. Ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp hẹp động mạch phổi có thiểu sản van động mạch phổi, vòng van động mạch phổi, hẹp thân và 2 nhánh chính, không thể hoặc thất bại với nong bằng bóng.

3. Can thiệp nong van

Đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn điều trị nếu giải phẫu phù hợp, trong kỹ thuật này một bóng nong van động mạch phổi theo dây dẫn phù hợp sẽ được đưa đến vị trí hẹp van qua ống dẫn đặt ở tĩnh mạch đùi, sau đó bóng sẽ được bơm lên với áp suất phù hợp và bóng sẽ tách được chỗ dính mép van làm tăng diện tích mở van, tăng lưu lượng dòng máu lên phổi.

Chỉ định phương pháp: hẹp tại van động mạch phổi mà chênh áp qua van Gd trên 50mmHg hoặc trên 30mmHg mà có triệu chứng lâm sàng của rối loạn chức năng thất phải.

Chú thích ảnh

VI. Theo dõi bệnh nhân hẹp động mạch phổi

- Bệnh nhi khi đã có triệu chứng thường tiên lượng nặng, cần theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhi để điều trị các biến chứng kịp thời.

- Khuyến cáo bệnh nhân và người nhà tuân thủ y lệnh bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc, vì các biến chứng của bệnh một khi xảy ra thì khó hồi phục.

- Ở những trường hợp mức độ nhẹ chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần can thiệp khi chưa có triệu chứng.

- Trẻ sơ sinh nếu kèm các hội chứng bẩm sinh hay di truyền cần được thăm khám chuyên sâu để tầm soát.

PV

Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên facebook In bài viết 

Gửi bình luận

Bài bình luận bằng tiếng việt không dấu sẽ bị xóa. Bạn còn 1000 ký tự