Ý tưởng trục Thăng Long và Trung tâm HCQG tại Ba Vì: Vì sao nên dừng lại

21/08/2010 08:30 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH) - Theo dự kiến, đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong tháng 9 tới. UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng trong đó kiến nghị không nên đặt Trung tâm Hành chính quốc gia tại phía tây hồ Tây và khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình thuộc huyện Từ Liêm.

UBND thành phố Hà Nội cho rằng, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thể thống nhất, không tách rời. Trong đồ án cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia. Về vấn đề Ba Vì sẽ là khu dự trữ để xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia, UBND thành phố Hà Nội cho rằng  Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính. Đồng thời nếu xây dựng các cơ quan hành chính tại đó sẽ ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và ảnh hưởng đến môi trường của Hà Nội.


Người dân Thủ đô rất quan tâm đến Quy hoạch Hà Nội
UBND thành phố đề xuất 2 khu vực đáp ứng yêu cầu xây dựng trụ sở cơ quan Bộ, ngành của Chính phủ là khu vực tây hồ Tây và khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình kề cận Trung tâm Hội nghị quốc gia hiện nay.

Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, việc khẳng định việc đặt Trung tâm Hành chính quốc gia tại phía tây hồ Tây và khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình, kéo theo đó, vấn đề xây dựng trục Thăng Long nối liền hồ Tây với Ba Vì cần được nhìn nhận thực tế hơn. Vai trò của trục Thăng Long trong đề xuất trước kia không còn bức thiết, việc xây dựng trục Thăng Long sẽ gây lãng phí và không còn hợp lý, cần thiết.

Hoàng Lan

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm