(TT&VH) - Năm nay, giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội tiếp tục trao cho các hoạt động, việc làm hoặc những đề xuất góp phần bảo vệ, tôn vinh những giá trị của Hà Nội được dư luận hưởng ứng, hoan nghênh.
Năm ngoái, hạng mục giải này được trao cho nhóm tác giả và chuyên gia đã minh chứng cho những giá trị to lớn cần giữ gìn của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long; từ đó, lập được kế hoạch bảo vệ, đồng thời xây dựng và hoàn thiện được bộ hồ sơ đề cử, để khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
1. Như báo chí đã phản ánh, Dự án vườn thực vật Hà Nội và vườn quả Từ Liêm có quy mô 40ha; được UBND TP.Hà Nội phê duyệt ngày 15/12/1997 với tổng mức đầu tư là 24,3 tỉ đồng, sau hai lần điều chỉnh, đến nay, ngân sách thành phố đã đầu tư cho dự án này trên 17 tỉ đồng.
Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2011 sẽ diễn ra vào lúc 14h30 chiều mai, thứ Tư, 31/8/2011 tại 79 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Mời bạn đọc truy cập website chính thức của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội tại đây.
|
Mục tiêu của dự án là nhằm sưu tầm, bảo quản các loại thực vật quý hiếm, tạo cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, vui chơi giải trí của nhân dân. Và thực tiễn đầu tư đã xây dựng khu vườn này thành một trong những vườn lớn nhất Đông Nam Á, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng đã đưa khu vườn hơn 425 loài thực vật quý hiếm, nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Trong lúc dự án mới hoàn thành, còn chưa được quyết toán thì ngày 28/3/2011, người ta lại xin chuyển vườn thực vật Hà Nội và vườn quả Từ Liêm đi nơi khác để làm đô thị sinh thái. Thông tin trên ngay lập tức gây nên sự phản ứng bức xúc của dư luận, đặc biệt là các nhà khoa học lâm sinh, những người hoạt động môi trường.
Tiếp thu ý kiến từ công luận, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu Văn phòng UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành liên quan báo cáo về sự việc. Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chức năng, của Sở Quy hoạch - kiến trúc, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã giao cho Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi ký văn bản khẳng định: Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/7/2011, vị trí khu đất vườn thực vật và vườn quả Từ Liêm tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm nằm trong phạm vi quy hoạch vành đai xanh sông Nhuệ, có chức năng là đất cây xanh. Đề xuất của Cty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội chuyển đổi chức năng sang đô thị sinh thái là không phù hợp quy hoạch.
Việc thành phố lắng nghe công luận, kịp thời ban hành văn bản không cho chuyển đổi chức năng của vườn thực vật và vườn quả Từ Liêm sang làm đô thị sinh thái được đánh giá là kịp thời và có trách nhiệm, vì cộng đồng, giữ vườn thực vật Hà Nội và vườn quả Từ Liêm không chỉ thể hiện sự tôn nghiêm trong việc thực hiện quy hoạch, mà còn hướng tới việc xây dựng một vành đai xanh - một công viên nông lâm nghiệp sinh thái có quy mô nơi bảo tồn nguồn gene các loài thực vật quý hiếm cho cộng đồng và cho tương lai.
Quá trình cứu chữa cụ rùa
Danh sách các đề cử chính thức (Sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên) I. Đề cử Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội:
1. Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư sử học Phan Huy Lê
II. Đề cử Giải Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội:
1. “Hà Nội” (sách ảnh) của nhà báo người Pháp Nicolas Cornet. 2. “Hóa thạch sống” của họa sĩ Vương Văn Thạo 3. “Từ điển đường phố Hà Nội 2010” của Nam Hồng - Lăng Thị Nga.
III. Đề cử Giải ý tưởng- Vì tình yêu Hà Nội: 1. Ý tưởng tổ chức tuyến phố đi bộ quanh khu vực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 2. Ý tưởng Nối sông Tô Lịch với sông Hồng của Đào Văn Hà 3. Ý tưởng tổ chức và các đồ án xuất sắc trong Cuộc thi thiết kế “Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người” của Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa (ĐH Hawai, Hoa Kì), Trung tâm Hỗ trợ và phát triển cộng đồng Lạc Việt và Ashui.com. IV. Đề cử Giải Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội:
1. Quyết định không cho chuyển đổi chức năng của vườn thực vật và vườn quả Từ Liêm sang làm đô thị sinh thái của UBND TP.Hà Nội. 2. Tập thể các nhà khoa học và quản lý đã chăm sóc, cứu chữa rùa hồ Gươm. 3. Lập website bảo vệ hồ Hà Nội
|
2. Bên cạnh Dự án vườn thực vật Hà Nội và vườn quả Từ Liêm, một đề cử khác cũng “nặng ký” không kém. Đó chính là việc chăm sóc, cứu chữa rùa hồ Gươm.
Như chúng ta đã biết, cuối năm 2010, đầu năm 2011 tình trạng nước hồ Gươm ô nhiễm trở nên nghiêm trọng, khiến rùa hồ Gươm liên tục nổi lên mặt nước, thu hút sự hiếu kỳ của rất đông người dân. Các phương tiện thông tin đại chúng và công luận dồn dập đưa hình ảnh cụ rùa với vết thương trên cổ, mai lở loét và mốc trắng, trên lưng cụ cõng con rùa tai đỏ. Đặc biệt, qua theo dõi, nhiều chuyên gia cho rằng sức khỏe rùa hồ Gươm đang ngày một xấu đi, cần phải có phương án chữa trị cho rùa nếu không muốn biểu tượng của Hà Nội biến mất.
Sau nhiều lần tổ chức hội thảo khoa, tham mưu các ý kiến của giới chuyên môn, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về rùa trong và ngoài nước về tình hình thực tế về sức khỏe cụ rùa và một số biện pháp chăm sóc bảo vệ. Ngày 17/2/2011, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký Quyết định 807/QĐ-UB thành lập Ban Bảo vệ khẩn cấp “cụ rùa” hồ Gươm. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo thành phố thực sự quan tâm đến công việc bảo vệ rùa tạo điều kiện cho các ban ngành chuyên môn và các nhà khoa học vào cuộc.
Thành phố ra Quyết định số 961/QĐ-UBND ngày 28/2/2011 thành lập Hội đồng chữa trị rùa hồ Gươm gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học thực hiện theo thông báo số 30/TB-UBND ngày 25/2/2011 kết luận của Chủ tịch UBND về các giải pháp chữa trị, chăm sóc và bảo vệ rùa hồ Gươm.
Tiếp đến là công việc điều trị. Các chuyên gia bệnh thủy sản, thú y, da liễu, viện bỏng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị. Công việc tiến hành tốt đẹp. Sau đúng 100 ngày điều trị, ngày 17/2/2011 cụ rùa đã hoàn toàn bình phục và trở lại hồ Gươm.
Kết quả này là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của lãnh đạo UBND TP. Hà Nội; sự tham gia với trình độ kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm cao của các nhà khoa học. Đây là hành động sáng suốt bởi dưới góc độ lịch sử văn hóa, bảo vệ rùa là bảo vệ hiện thân của một huyền thoại và cũng là bảo vệ, cứu sống một cá thể, một di sản sống có nguy cơ tuyệt chủng. Việc thả rùa được tiến hành an toàn, đúng kế hoạch và không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa. Đến thời điểm được thả về hồ Gươm, rùa đã hoàn toàn khỏi các vết thương trên mai, cổ... hiện tượng nấm cũng đã hết, mang lại niềm tin cho đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước.
Ngoài 2 đề cử trên, BTC và Hội đồng giải thưởng cũng đã xem xét rất nhiều các đề cử khác, trong đó có một đề cử được dư luận hết sức quan tâm. Đó là việc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã lập nên website hồ Hà Nội nhằm xây dựng một mạng lưới kết nối những tấm lòng tâm huyết gìn giữ và bảo vệ các hồ ở Hà Nội, tạo nên một cộng đồng hợp tác chia sẻ thông tin giữa các chuyên gia môi trường, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vùng hồ.
Website sẽ là nơi truy cập dễ dàng các thông tin khoa học, giúp tìm hiểu các phương thức truyền thống và hiện đại về bảo vệ hồ, đóng góp các sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm để chung tay bảo vệ, giám sát môi trường xung quanh các hồ Hà Nội. Bên cạnh đó, website còn có chuyên mục Thư viện ảnh lưu giữ những hình ảnh về các hồ ở 6 quận nội thành Hà Nội. Ước muốn tha thiết của nhóm tác giả là mỗi hồ, mỗi ao của Hà Nội sẽ trở thành một trung tâm xã hội của cộng đồng dân cư quanh hồ, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và văn hóa Hà Nội.
Bên cạnh trang website, trung tâm cũng xây dựng một số bản đồ phản ánh các hồ trong quyển sách để giúp cộng đồng có được bức tranh tổng thể nâng cao hiệu quả hợp tác và phối hợp trong công tác bảo vệ hồ. |
Phạm Nguyễn