(TT&VH) - Vụ việc Gael Kakuta đánh dấu một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn nhất trong chương trình nghị sự cả ở LĐBĐ châu Âu (UEFA) và LĐBĐ thế giới (FIFA): lỗ hổng của hệ thống chuyển nhượng cho phép các CLB ký hợp đồng chính thức với cầu thủ ngay vào thời điểm họ bước sang tuổi 16, mà không phải bồi thường, hoặc bồi thường rất ít cho đội bóng đã huấn luyện và phát triển cầu thủ đó.
Luật ở châu Âu không cho phép các cầu thủ ký hợp đồng chính thức với các CLB trước khi họ bước sang tuổi 16. Điều này có nghĩa là cho dù các CLB đã đào tạo cầu thủ đó bao lâu đi nữa, đã bỏ ra bao nhiêu công sức cho anh ta đi nữa, họ vẫn có nguy cơ trắng tay khi tài năng trẻ đó bước sang tuổi tuổi 16. Điều tốt nhất mà các đội bóng có thể chờ đợi là hy vọng anh ta sẽ ký một hợp đồng chính thức với họ, nhưng việc một đội bóng khác nhảy vào giữa chừng với đủ thứ đề nghị hấp dẫn hơn luôn là mối nguy cơ thường trực.
Hệ thống chuyển nhượng của FIFA còn có lỗ hổng
Vấn đề trở nên phức tạp vì luật lệ ở mỗi nước mỗi khác nhau và luật lệ thể thao nhiều khi trái ngược với luật về lao động. Nhưng dù thế nào, những đội bóng bỏ công ra đào tạo các tài năng trẻ đang ngày càng dễ tổn thương, đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Hàng trăm, hàng nghìn cầu thủ đã tận dụng lỗ hổng của luật lệ nói trên để chuyển sang những đội bóng lớn hơn, sẵn sàng trả cho họ nhiều tiền hơn hoặc có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. UEFA, mà đại diện là Chủ tịch Michel Platini, đang đứng trước sức ép lớn giải quyết vấn đề đó và đã coi nó là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ chuyển nhượng cầu thủ thuộc thẩm quyền phán quyết của FIFA, với đại diện là Chủ tịch Sepp Blatter. Mới một thập kỷ trước, những vụ chuyển nhượng theo kiểu Kakuta là rất hiếm hoi mà vụ đầu tiên có lẽ là Sam Dalla Bona sang Chelsea năm 1998. Còn giờ đây, những cầu thủ trẻ bị các CLB cướp tay trên từ nơi đào tạo nhiều như nấm mọc sau mưa khi các đội hàng đầu của Premier League luôn có ít nhất nửa tá tài năng trẻ như thế trong đội hình.
Người nổi tiếng nhất có lẽ là Cesc Fabregas, đã chuyển từ Barcelona sang Arsenal khi anh bước sang tuổi 16. Có lẽ chính từ trường hợp thành công đó mà hàng loạt HLV khác cũng đã noi gương Arsene Wenger. Các CLB ở Ý, TBN và Pháp có lẽ là những đội than phiền nhiều nhất, nhưng trên thực tế, cách làm như thế diễn ra ở mọi giải đấu hàng đầu châu Âu. Rốt cuộc thì: ai có tiền, có quyền lên tiếng.
Điều khiến các cầu thủ mất CLB thêm khổ sở là việc đòi một khoản bồi thường chi phí đào tạo thường rất khó khăn và không chắc chắn. Không giống như các vụ chuyển nhượng thông thường vì hai phía không thể nào nhất trí được mức phí bởi lẽ đơn giản là luật lệ không bắt buộc CLB muốn có cầu thủ trẻ phải trả tiền, hoặc chỉ quy định trả những khoản phí đào tạo mang tính tượng trưng thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng thực sự của “món hàng”.
Một số quốc gia, như Pháp, đã cố gắng xây dựng một hệ thống quy định bảo vệ các CLB, với việc cho phép các CLB ký các thỏa thuận tiền hợp đồng trước khi cầu thủ bước sang tuổi 16. Tuy nhiên, mức độ giá trị pháp lý của những thỏa thuận tiền hợp đồng này ở quy mô châu Âu, với các cuộc chuyển nhượng quốc tế, vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đó cũng chính là vấn đề chủ yếu trong vụ Kakuta mà Lens và Chelsea sẽ phải tranh biện trước tòa án.
Một vấn đề khác, cũng được nêu ra trong vụ Kakuta, là khi nào các đội bóng nước ngoài được phép tiếp cận cầu thủ và họ sẽ làm điều đó như thế nào. Về mặt lý thuyết, họ có thể đưa ra đề nghị ký hợp đồng chỉ sau khi cầu thủ đó đủ 16 tuổi và không được phép liên lạc với anh ta trước ngày đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể tin rằng một cầu thủ 16 tuổi ký với một CLB nước ngoài mà chưa hề có liên lạc gì với các quan chức của đội bóng đó. Các tay môi giới và cò chuyển nhượng thường có vai trò rất lớn trong những vụ như thế này.
Các tổ chức quản lý bóng đá đã sử dụng một chiến thuật hai bước để đối phó với vấn đề này. Một mặt, họ nghiên cứu các cơ chế pháp lý để xử lý tình hình. Mặt khác, giống như trong trường hợp Kakuta cho thấy, họ sử dụng các biện pháp chế tài cụ thể với các tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, hệ thống luật lệ hiện nay, của cả chính phủ và các tổ chức bóng đá, đã không theo kịp thực tế phát triển cùng tốc độ toàn cầu hóa của môn thể thao này. Trong ngắn hạn, có lẽ vẫn chưa thể nào tìm ra giải pháp triệt để cho mọi vấn đề.
Tối 19/4/2025, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao với chủ đề “Sắc màu thành phố Bác”. Đây là chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng khai mạc "Đường sách Hải Phòng 2025". Đây là lần đầu tiên thành phố Hải Phòng tổ chức hoạt động này nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Chiều nay 19/04, Lễ trao giải Top 10 Awards 2024 kết hợp cùng khai mạc triển lãm Top 10 Pavilion đã được tổ chức tại vườn hoa Diên Hồng (Hà Nội), kèm theo đó là việc vinh danh 30 công trình thuộc 3 lĩnh vực kiến trúc, nội thất và công trình xanh.
Năm 2025 đánh dấu tròn 10 năm hình thành và phát triển của VBA. Sự kiện khởi động mùa bóng mới chiều 19/4 ở TP.HCM mang thông điệp chủ đạo "VBA X – Rise Beyond: Vươn tầm không giới hạn". Mùa giải VBA thứ 10 có nhiều đại sứ ảnh hưởng tới giới trẻ, sẽ đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược ở kỷ nguyên tiếp theo, hướng đến sự phát triển toàn diện.
HLV Nguyễn Công Mạnh chia sẻ lý do xin từ chức, không tiếp tục đảm nhiệm cương vị HLV trưởng CLB B.Bình Dương sau trận thua 0-3 trước Hà Nội FC tại vòng 19 LPBank V-League 2024/25, vì cảm thấy xấu hổ trước kết quả đáng thất vọng này.
CLB B.Bình Dương thua trắng 3 bàn trên sân nhà Gò Đậu ở vòng 19 V-League 2024/25. Thất bại này khiến Tiến Linh cùng đồng đội coi như chia tay giấc mơ vô địch và HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh đã đề đạt nguyện vọng xin từ chức.
Sau vòng 19 V-League, Hà Nội FC tiếp tục bám đuổi sát sao Nam Định và khẳng định quyết tâm đua vô địch đến cùng. Trong khi đó, chiến thắng đầu tiên của Thanh Hóa dưới thời HLV Tomislav Steinbruckner mang đến nhiều hy vọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bảo tàng Lenin ở Khu bảo tồn bảo tàng Gorki Leninskie là bảo tàng V. I. Lenin cuối cùng được mở cửa tại Liên Xô - năm 1987. Ít ai biết rằng thực ra Bảo tàng được hình thành từ năm 1938, lúc đó chỉ là Nhà lưu niệm Lenin, do Chiến tranh thế giới mà mãi đến năm 1949 mới mở cửa đón khách.
XSDL 20/4: Xổ số Đà Lạt được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Đà Lạt quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSKG 20/4: Xổ số Kiên Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Kiên Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSTG 20/4 : Xổ số Tiền Giang được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày Chủ Nhật hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
HLV của CLB Svay Rieng, Pep Munoz đã đưa ra phát biểu đáng chú ý về việc 2 cầu thủ Kan Mo và Andres Nieto góp mặt trong đội hình Các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars) tham dự trận giao hữu với MU ở Malaysia vào ngày 28/5,
Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí tại trường cho hơn 1 triệu học sinh - đó là gợi ý được Tổng bí thư Tô Lâm đưa ra trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 17/4 vừa qua.
Giám đốc thể thao Marseille – Medhi Benatia – đã lên tiếng phủ nhận gay gắt trước tin đồn hai trụ cột của đội bóng là Pierre-Emile Hojbjerg và Adrien Rabiot từ chối ra sân thi đấu cùng Mason Greenwood.
Chiều 19/4/2025, các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, động viên các lực lượng tham gia hợp luyện.