Tỷ phú Mai Vũ Minh: Cuộc sống của tôi tôn thờ chữ 'Chọn'

14/11/2018 15:25 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn)- “Đã từ lâu, hầu như các quyết định kinh doanh quan trọng của tôi đều dựa vào đây cả. Kể cả trên phạm vi toàn cầu, tầm vóc doanh nhân phụ thuộc vào cái Tâm hơn cái Tài”, ông Minh chỉ tay vào ngực trái của mình.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng tỷ phú mới

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng tỷ phú mới

Theo kết quả cuộc khảo sát thường niên do Ngân hàng Thụy Sĩ UBS và công ty kiểm toán PwC thực hiện và công bố ngày 26/10, trong năm 2017, thế giới có thêm 332 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú hiện nay lên 2.158 người. Trung Quốc là nước có tốc độ "sản sinh" tỷ phú nhanh nhất.

Tỷ phú gốc Việt kín tiếng

Năm 2017, trên hệ thống terminal (phần tin tức dành riêng cho giới tài chính toàn cầu với 350.000 tài khoản) của Bloomberg đã đăng tin tỷ phú gốc Việt Mai Vũ Minh đầu tư 400 triệu USD vào lĩnh vực khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên cho đến nay, truyền thông trong và ngoài nước hiện nay có rất ít thông tin về ông. Hiện nay, về tỷ phú gốc Việt Mai Vũ Minh, giới truyền thông chỉ biết năm 2014, công ty SAPA Thale của ông đã mua lại tòa nhà quản lý WHE của Schunk Group - một trong những tập đoàn về công nghệ cơ khí lớn nhất CHLB Đức.

Tại APEC 2017, trong danh sách biểu dương vì những đóng góp, tài trợ giúp sự kiện này thành công tốt đẹp, người ta thấy có tên tỷ phú Mai Vũ Minh bên cạnh những tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Chú thích ảnh
Ông Mai Vũ Minh (trái) và ông Philipp Rosler, Giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng quản trị của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Ông Mai Vũ Minh rất thích câu truyện ngụ ngôn về 2 người hàng xóm cùng làm nghề tiều phu đốn củi, một dành cả đời than vãn về sự nghèo khó và một người ngay cả khi phá sản không rõ nguyên nhân nhưng vẫn vươn lên bằng việc tạo nhóm tiều phu làm việc cùng mình, cần mẫn tìm kiếm trị trường bán củi giá cao hơn anh hàng xóm.

Trải qua nhiều năm xa quê, “chàng tiều phu” Mai Vũ Minh năm xưa nay đã được xếp vào hàng ngũ những tỉ phú và đã mô hình hóa bí quyết thành công của mình đơn giản bằng nguyên lý “tam trụ”.

Theo đó, muốn thành công toàn diện cần trụ đỡ 3 nền tảng là thể lực, trí lực và tâm lực. Trong đó, kiến thức là điểm mấu chốt quan trọng nhất để giữ lửa thành công đối với một cá nhân, nhưng để trở thành nhà quản trị điều hành tầm cỡ thì rèn luyện tâm lực mới là điều quan trọng nhất.

“Đã từ lâu, hầu như các quyết định kinh doanh quan trọng của tôi đều dựa vào đây cả”, ông Minh chỉ tay vào ngực trái của mình. “Kể cả trên phạm vi toàn cầu, tầm vóc doanh nhân phụ thuộc vào cái Tâm hơn cái Tài. Bởi lẽ, muốn hành xử cho đúng với một chén cơm, cho ai, cùng ăn với ai, điều mà doanh nhân phải làm chủ đầu tiên là cái tâm của mình”, ông nói.

Triết lý kinh doanh từ trái tim luôn hướng về quê hương

Dù môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, trở nhưng ông đã dần thể hiện được tâm huyết của mình với quê hương bằng những việc làm thiết thực như trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tham gia đón góp tài trợ cho các chương trình, sự kiện trong và ngoài nước do Việt Nam tổ chức. Đối với ông, được đầu tư, góp phần nhỏ xây dựng quê hương là niềm tự hào.

Chú thích ảnh
Chú Bà Phó chủ tịch khu vực Tây Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, Victoria Kwa Kwa và ông Mai Vũ Minh.

Tỷ phú Mai Vũ Minh chia sẻ: “Nếu như đồng tiền được đi kèm với lòng tốt của chúng ta thì giá trị đồng tiền lại càng nhân lên gấp bội và trở nên vô giá vì đã tạo ra nghĩa cử đẹp. Vậy nên một doanh nhân hoàn hảo tài đức song toàn thì ngoài việc đem lại giá trị cho bản thân còn phải đem lại giá trị cho cộng đồng”.

Với tỷ phú gốc Việt Mai Vũ Minh, kinh doanh gắn với hoạt động dân sinh, xây dựng phúc lợi xã hội, giúp người, giúp đời. Ông từng tâm sự: “Khi nhìn thấy mọi người xung quanh tôi no ấm, hạnh phúc, bản thân tôi cũng rất hạnh phúc. Tôi hiểu được thế nào là sự thiếu thốn, do đó, mục tiêu kiếm tiền của tôi là sử dụng chúng để giảm thiểu tối đa số lượng người nghèo khổ…Quan điểm của tôi là, nếu chúng ta cho đi, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn thế nữa. Cái mà chúng ta nhận không chỉ là những giá trị tinh thần vô giá như nụ cười, tình thương, sự cảm mến của họ, mà chính chúng ta đang tạo phước lành cho chính chúng ta. Và biết đâu đó, sau này chính chúng ta cũng cần đến sự giúp đỡ hoặc ủng hộ nào đó từ họ”.

Phạm Thủy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm