Bảy lĩnh vực của giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới

15/10/2021 15:43 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Times Higher Education (THE) vừa tiếp tục công bố thêm 4 lĩnh vực trong kết quả xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022, gồm Kinh doanh và kinh tế, Giáo dục, Luật và Khoa học Xã hội.

Hội thảo khoa học quốc gia 'Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đối mới giáo dục phổ thông'

Hội thảo khoa học quốc gia 'Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đối mới giáo dục phổ thông'

Ngày 10/11/2020, Tạp chí Giáo dục (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông”

Trong 4 lĩnh vực này, Việt Nam có tên trong hai lĩnh vực: Kinh tế và Kinh doanh, Khoa học Xã hội.

Đối với lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh, Việt Nam có hai đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 201 - 250) – đứng thứ nhất Việt Nam và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 601+).

Với lĩnh vực Khoa học Xã hội, Việt Nam có ba đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 251 – 300), Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 501 - 600) và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 601+). Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có ba cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong lĩnh vực này.

Bảng xếp hạng lĩnh vực Khoa học Xã hội được tổng hợp từ nhiều chuyên ngành nhỏ như: truyền thông và nghiên cứu truyền thông, nghiên cứu chính trị và nghiên cứu quốc tế (bao gồm cả nghiên cứu phát triển), xã hội học và địa lý.

Chú thích ảnh
Bảy lĩnh vực của giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới. Đối với lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh, Việt Nam có hai đại diện là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 201 - 250) - đứng thứ nhất Việt Nam và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (vị trí 601+). Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

THE World University Rankings by Subject là bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực. Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa trên 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn, Thu nhập từ chuyển giao công nghệ, Triển vọng quốc tế, Nghiên cứu và Giảng dạy.

THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát (do THE thực hiện), cơ sở dữ liệu Scopus (thuộc Nhà xuất bản Elsevier) và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp để thực hiện xếp hạng, nhưng trọng số được điều chỉnh lại để phù hợp với từng lĩnh vực.

Đến thời điểm này, Times Higher Education đã công bố kết quả của 10/11 lĩnh vực trong bảng xếp hạng 2022. Giáo dục đại học Việt Nam có tên trong 7 lĩnh vực tại bảng xếp hạng này, bao gồm: Lâm sàng và Sức khỏe, Khoa học sự sống, Khoa học cơ bản, Khoa học máy tính, Kinh tế và Kinh doanh, Kỹ thuật, Khoa học xã hội.

Trong đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đều có 6 lĩnh vực được xếp hạng.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có các lĩnh vực: Khoa học sự sống (vị trí 601-800), Khoa học cơ bản (vị trí 801-1000), Khoa học máy tính (601-800), Kinh tế và Kinh doanh (601+), Kỹ thuật (801-1000), Khoa học Xã hội (601+).

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có các lĩnh vực: Khoa học sự sống (vị trí 251-300), Khoa học cơ bản (vị trí 201-250), Khoa học máy tính (251-300), Kinh tế và Kinh doanh (201-250), Kỹ thuật (251-300), Khoa học Xã hội (251-300).

Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Duy Tân đều có 4 lĩnh vực được xếp hạng.

Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có các lĩnh vực được xếp hạng: Khoa học cơ bản (vị trí 601 – 800), Khoa học máy tính (601 – 800), Kỹ thuật (601 – 800) và Khoa học xã hội (501 – 600).

Trường Đại học Duy Tân có các lĩnh vực: Lâm sàng và Sức khỏe (vị trí 176-200), Khoa học cơ bản (201-250), Khoa học máy tính (251-300) và Kỹ thuật (251-300).

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 3 lĩnh vực được xếp hạng: Khoa học cơ bản (vị trí 801-1000), Khoa học máy tính (601-800) và Kỹ thuật (801-1000).

Việt Hà/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm