'Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng': Bên ly cà phê cũ

13/02/2018 19:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Hơn 100 năm trước, người Pháp đã mở những quán cà phê đầu tiên ở Việt Nam. Và cho đến nay, cà phê sữa đá Sài Gòn đã là một “thương hiệu” lừng danh khi mà Tổng thống Mỹ Obama cũng từng ngỏ ý muốn thử khi đến thăm Việt Nam năm 2016. Và gần đây nhất Thủ tướng Canada cũng đã gọi một ly cà phê sữa uống ngay trên vỉa hè Sài Gòn. Ở Hà Nội, in dấu sâu đậm nhất trong lòng thực khách vẫn là những “bộ tứ” cà phê: Nhân - Nhĩ - Dĩ - Năng hay Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng.

Nhân dịp năm mới, hãy cùng tìm về những chốn cũ như Nhân, Nhĩ, Năng, Đinh, Lâm… để gợi chút gì đó về Hà Nội của một thời đã xa.

Nếu như dáng vẻ cổ kính, hương vị đậm đà của Giảng, Lâm, Nhĩ, Đinh, Nhân hay Năng gợi cho người ta nhớ về một Hà Nội thâm trầm, cổ kính và thanh lịch của một thời bao cấp thì  cà phê Mậu Dịch sẽ đưa người ta đến với những khoảng lặng, những không gian hoài cổ, tĩnh lặng để ta sống chậm hơn giữa những âm thanh ồn ào.

Chú thích ảnh
Cà phê Giảng

Cà phê Nhân nay đã có rất nhiều cơ sở khác nhau rải khắp các phố phường Hà Nội. Cùng thời Nhân ra đời năm 1946, ở Hà Nội có 2 quán nổi tiếng là cà phê Tống và cà phê Ngôn, được đặt theo tên người chủ cửa hiệu. Đến cà phê Nhân thì không còn là tên riêng nữa mà chứa đựng hàm ý Nhân đức, Nhân tâm, Nhân hậu, Nhân nghĩa... và cũng nhằm để trở thành một bộ ba cà phê nổi tiếng “Tống – Nhân – Ngôn” của Hà Nội sau này.

Cuối những năm 1950, cà phê Nhân đã trở thành một trong những quán đệ nhất Hà Nội. Nhân bây giờ đã theo hướng hiện đại hơn nhiều nhưng người ta vẫn tìm đến Nhân như tìm về nguồn cội cà phê Việt.

Ở Hà Nội, nói đến cà phê Nhĩ là người ta nghĩ ngay đến cảnh đông nghịt, người này ngồi sát lưng vào người kia, có khi tràn ra cả vỉa hè. Lọt thỏm giữa phố Hàng Cá, với những ai lần đầu tiên đến chưa quen, có thể sẽ thấy ngột ngạt, khó thở. Nhĩ với tách cà phê phin pha sẵn, chứa trong các ấm tích thường dùng pha trà xanh rất đặc và ngon, ai đã một lần nếm thử thì khó lòng quên được mùi. Nhĩ ngày xưa như thế và bây giờ vẫn không thay đổi gì, chẳng bao giờ thèm “nâng cấp” bất kì cơ sở hạ tầng nào, từ chiếc cốc, cái thìa đến chiếc ghế… vẫn giản dị đến mức tềnh toàng.

Hà Nội có một góc nhỏ của một quán cà phê mà ai nấy cũng đều muốn thử một lần, quán cà phê không bảng hiệu, cà phê Đinh. Nằm trên gác hai của một căn biệt thự Pháp cổ, muốn đi lên quán phải qua một cửa hàng bán túi xách rồi đi qua chiếc cầu thang cũ kĩ. Đinh đặc trưng vì không biển hiệu, chỉ ai biết thì đến, lối vào khó khăn, chật hẹp. Gác hai của ngôi nhà Pháp cổ nơi Đinh tọa lạc hầu như vẫn còn nguyên kiến trúc ban đầu. Đinh có nhiều điểm đặc biệt. Mà điểm đặc biệt mà ai cùng thích thú đó là ngồi nơi Đinh sẽ ngắm được phố cổ Hà Nội, Không gian Hồ Gươm và thưởng thức cà phê trứng.

Chú thích ảnh
Một quán cà phê Năng

Nhưng khai sinh cà phê trứng ở Việt Nam thì phải nói đến cà phê Giảng. Cà phê trứng của Giảng là thức uống đã đưa cà phê Hà Nội đứng đầu Top 17 loại cà phê nên uống trên thế giới do Buzzfeed bình chọn. Giảng là một trong những thương hiệu cà phê lâu đời nhất ở Hà Nội. Nhưng Giảng không tồn tại chỉ vì cà phê trứng mà người nước ngoài còn tìm đến Giảng để thưởng thức nhiều món như: Ca cao trứng, trà xanh trứng, đậu xanh trứng hoặc cà phê trứng rượu rum…

Cà phê đôi khi không chỉ là uống và trả tiền. Cà phê Lâm là một điều hiếm trong làng ẩm thực như vậy. Lâm là nơi tụ họp của những họa sỹ nghèo, họ thường lại qua quán uống cà phê chịu. Ông chủ không bao giờ đòi nhưng cứ đến độ thấy ghi sổ nhiều thì các họa sỹ lại vẽ tranh gán nợ. Chủ của Lâm dễ tính, tranh gì cũng nhận nên đến bây giờ Lâm đã trở nên như một bảo tàng tranh, người ta tới uống cà phê nhiều dần cũng mê tranh như say hương đặc trưng của cà phê Lâm khen khét.

Người ta vẫn nói, cà phê là chốn yên bình để người ta chậm rãi suy tư thế sự, để nhìn dòng đời tất bật ngang qua và để tỉnh táo sau những mệt mỏi nhưng có những quán lại làm con người ta khắc khoải, nhung nhớ để phải nghiện, phải thèm những ly cà phê để đời như ở những quán cũ đi theo năm tháng.

Địa chỉ một số quán cà phê nức tiếng xưa và nay ở Hà Nội

- Cà phê Nhân có chuỗi cửa hàng ở nhiều tuyến phố như: số 9D Hàng Hành, số 9 Láng Hạ, số 143 Nguyễn Thái Học, phố Đê La Thành.

- Cà phê Nhĩ luôn trong tình trạng tấp nập khách nằm ở số 2, phố Hàng Cá, quận Hoàn Kiếm.

- Cà phê Giảng nay ở số 39 Nguyễn Hữu Huân và 109 Yên Phụ.

- Đứa con của Giảng là Đinh cà phê độc nhất bao năm vẫn nằm ở tầng hai một căn biệt thự Pháp cổ số 13 Đinh Tiên Hoàng.

Chú thích ảnh
Cà phê Đinh

- Cà phê Năng có ba cơ sở ở số 6 Hàng Bạc, 22 Đường Thành, 129 Triệu Việt Vương.

- Hai quán Cà phê Lâm ở 60, 91 Nguyễn Hữu Huân.

- Cà phê Năng có ba cơ sở ở số 6 Hàng Bạc, số 22 Đường Thành, 129 Triệu Việt Vương.

Cà phê Mậu Dịch có nhiều cơ sở: 20 Quang Trung, số 2 ngõ 38 Trần Quý Kiên, Ngõ 233 Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, số 48 Phạm Huy Thông, quận Đống Đa

Cà phê Trịnh 359 Nguyễn khang, ngõ 233 tô Hiệu, 101 Trung Kính…

Cà phê Năng có ba cơ sở: số 6 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm; 22 Đường Thành, quận Hoàn Kiếm; 129 Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng…

Nâng cao giá trị cho cà phê Việt

Nâng cao giá trị cho cà phê Việt

Lần đầu tiên “Ngày Cà Phê Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt ngày 9 đến ngày 11 tháng12 với phương châm “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho hạt cà phê”, Ngày Cà phê Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.

Bạch Huy Thanh
Thể thao & Văn hóa Xuân Mậu Tuất

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm