Bi quan, xa lánh xã hội khiến Samuel Beckett bị cho là không hợp với giải Nobel ngay trước thềm trao giải năm 1969

11/01/2019 10:44 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) – Theo tài liệu mới công bố, năm 1968, chủ tịch ban giám khảo giải Nobel Văn học đã nghi ngờ rằng liệu trao giải cho tác giả người Ireland có đúng với tinh thần của giải thưởng không.

Tìm thấy ‘kho báu’ của tác giả đoạt giải Nobel Văn học Naguib Mahfouz

Tìm thấy ‘kho báu’ của tác giả đoạt giải Nobel Văn học Naguib Mahfouz

Một tuyển tập truyện ngắn bị thất lạc của nhà văn nổi tiếng người Ai Cập Naguib Mahfouz vừa được phát hiện trong hộp đựng giấy tờ của cố tác giả đoạt giải Nobel Văn học.

Samuel Beckett đã được trao giải Nobel Văn học vào năm 1969, nhưng theo tài liệu lưu trữ mới được tiết lộ, chỉ một năm trước đó, ủy ban bí mật chọn ra người thắng cuộc đã đặt ra những lo lắng đặc biệt về việc liệu các tác phẩm của ông có phù hợp với tinh thần của giải.

Theo ý nguyện của Alfred Nobel, vinh dự này thuộc về những tác giả viết ra “tác phẩm nổi bật nhất theo hướng duy tâm”. Thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển là những người quyết định ai chiến thắng mỗi năm và những cân nhắc của họ được giữ bí mật trong 50 năm.

Trong tài liệu vừa được công bố về năm 1968, có thể thấy trưởng ban giám khảo, Anders Osterling, viết rằng: “về Samuel Beckett, không may, tôi vẫn nghi ngờ không nguôi rằng liệu trao giải cho ông có phù hợp với tinh thần ý nguyện của Nobel không”.

Chú thích ảnh
Tác giả đoạt giải Nobel năm 1969 Samuel Beckett

“Tất nhiên, tôi không tranh cãi về hiệu ứng nghệ thuật trong kịch của Beckett, nhưng lối trào phúng xa lánh xã hội (thuộc loại Swift) hay bi quan triệt để (thuộc loại Leopardi) lại là trọng tâm, điều theo tôi là thiếu sót ở Beckett”, ông Osterling viết. Trước đó, ông cũng cực lực phản đối trao giải cho tác giả Chờ đợi Godot vào năm 1964, trong đó ông coi đây như “một điều phi lý”.

Beckett là lựa chọn của đa số các thành viên khác vào năm 1968, những người ca ngợi “lòng trắc ẩn truyền cảm hứng cho tác phẩm của ông”. Các ứng viên hàng đầu khác cho giải năm đó gồm tiểu thuyết gia người Pháp Andre Malraux, nhà thơ người Anh WH Auden và tiểu thuyết gia người Nhật Yasunari Kawabata.

Bên cạnh đó, còn có thể kể tới Ezra Pound và EM Forster – cả hai đều bị loại vì lý do tuổi già sức yếu – Chinua Achebe, Charles de Gaulle và Graham Greene. Tên Vladimir Nabokov một lần nữa được đưa ra dù trước đó ban giám khảo coi cuốn tiểu thuyết Lolita là vô đạo đức. Eugene Ionesco cũng được xem xét, được ngợi ca vì sự mới lạ ông mang tới cho văn học hiện đại nhưng bị loại vì nhân vật gây tranh cãi trong sách của ông. Tác giả người Úc Patrick White, người sẽ giành giải Nobel năm năm sau đó, nổi lên vào năm 1968 như một ứng cử nặng ký. Ban giám khảo hết lời ca ngợi “cuốn tiểu thuyết vĩ đại” Cây người của ông.

Bản thân Osterling muốn chọn Malraux, dù tác giả từng là bộ trưởng văn hóa dưới thời chính phủ De Gaulle, nhưng cũng hoan nghênh trao giải cho Kawabata, và cả Auden, dù “giai đoạn đột phá trong thơ ông đã qua rồi”.

Theo quy định, tài liệu về quá trình chọn người thắng giải Nobel phải sau 50 năm mới được công bố. Như vậy, độc giả phải đợi tới năm 2066 để biết tranh cãi quanh việc chọn Bob Dylan năm 2016. Tuy nhiên, tài liệu năm 2018, công bố vào năm 2068 có lẽ sẽ không nhiều bởi đây là năm giải Nobel Văn học bị hoãn lại vì bê bối tình dục liên quan tới chồng một thành viên của Viện.

Thư Vĩ (Theo Guardian)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm