Tuần lễ sách kỷ niệm 320 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh

30/11/2018 14:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Chào mừng 320 năm thành lập Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh (1698 – 2018), sáng 30/11, tại Đường Sách thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các nhà xuất bản, công ty sách tổ chức khai mạc Tuần lễ sách, giới thiệu nhiều cuốn sách đề cập về sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 3 thế kỷ qua.

Tuần lễ sách hay với chủ đề “Những nẻo đường của sách”

Tuần lễ sách hay với chủ đề “Những nẻo đường của sách”

Sáng ngày 31/10, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM, giao lưu nhân dịp bà ấn hành sách mới Hãy cứ đi về phía nhân dân.

Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm lịch sử đã từng bước khẳng định bản sắc riêng của một thành phố trẻ, năng động , hiện đại, nghĩa tình. Từ buổi đầu lịch sử, lớp lớp lưu dân người Việt đã đặt chân đến vùng sông nước phương Nam và cùng với cư dân bản địa khai phá, chinh phục thiên nhiên, mở rộng bờ cõi. Trong cuộc trường chinh mở đất, năm 1698 được xem là cột mốc lịch sử thành lập Sài Gòn. Đến nay, trải qua những giai đoạn lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn để giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và hội nhập.

Tại lễ khai mạc Tuần lễ sách, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua những thăng trầm trong các giai đoạn lịch sử, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước khẳng định giá trị của mình với những bản sắc riêng biệt trong phát triển đô thị cũng như sự phong phú của các giai tầng kiến trúc. Tuổi đời 320 năm còn rất trẻ so với chiều dài của lịch sử đất nước, nhưng thành phố mang trong mình sự năng động, mạnh mẽ để vươn tới những tầm cao mới, để tiếp tục “Cùng cả nước, vì cả nước" hội nhập và phát triển, sánh vai cùng với bạn bè thế giới.

Chú thích ảnh
Bản đồ thành phố Sài Gòn (Nam Kỳ) năm 1878. Ảnh: Tạp chí Xưa & Nay

Tuần lễ sách được tổ chức là dịp để người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử và văn hóa của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, góp phần truyền cảm hứng, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Tuần lễ sách diễn ra trong 10 ngày (từ 30/11 – 9/12/2018). Khách tham quan được tìm hiểu các bản đồ cổ và những hình ảnh về Sài Gòn xưa thông qua các bức ảnh panaroma. Đặc biệt, hướng tới kỷ niệm 160 năm Pháp tấn công Sài Gòn (1859 – 2019), dịp này Ban tổ chức còn trưng bày 5 bản đồ gốc về chiến sự Pháp tấn công Sài Gòn từ năm 1859 đến 1863 gồm: Bản đồ sông Sài Gòn 1859 do Bộ Hải quân Công binh Pháp vẽ; bản đồ Sài Gòn 1860 của Trinh sát Công binh Pháp ngày 19/7/1860; bản đồ Sài Gòn 1861 về Chiến tuyến Kỳ Hòa và phác đồ vị trí các đồn và các tàu Pháp ở Nam kỳ (tháng 11/1861); bản đồ cảng Sài Gòn 1863 của chuẩn Đô đốc Grandière; bản đồ Sài Gòn 1866 của Hải quân Pháp.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trưng bày những tựa sách giới thiệu về các giai đoạn hình thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, theo 3 chủ đề chính: Lịch sử - địa lý - văn hóa; Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh qua 2 cuộc kháng chiến; Văn học - Tản văn.

Trong khuôn khổ các hoạt động Tuần lễ sách, tại Đường sách cũng diễn ra các hoạt động như: Giới thiệu bộ sách  "Vùng đất Nam bộ - quá trình hình thành và phát triển" của Giáo sư Phan Huy Lê; giới thiệu bộ sách “Văn chương Sài Gòn – 3 tập” và giao lưu với tác giả Trần Nhật Vy; góc vui chơi và vẽ tranh cho thiếu nhi với chủ đề “Thành phố ước mơ” “Xe tuổi thơ” “Tạp hóa tuổi thơ”...

TTXVN/Gia Thuận

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm