Khi nhân vật ảo tạo ra giá trị thật

23/01/2019 11:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI) đang phát triển nhanh chóng. Đôi khi, nó khiến chúng ta khó lòng phân biệt được đâu là ảo và đâu là hình ảnh tồn tại thực tế.

Chế tạo thành công 'máy tính' nhỏ nhất thế giới chỉ bằng hạt gạo

Chế tạo thành công 'máy tính' nhỏ nhất thế giới chỉ bằng hạt gạo

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan (UM) của Mỹ đã chế tạo được chiếc "máy tính" nhỏ nhất thế giới, một thiết bị mỗi chiều chỉ có 0,3 mm, đúng bằng hạt gạo.

Hiện tại, CGI đã không chỉ dừng ở việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt trên phim mà còn được áp dụng để tạo ra những hình ảnh mô phỏng con người vô cùng chân thực. Người mẫu ảo Imma là ví dụ điển hình để chứng minh thực tế này.

Trường hợp Imma trong giới thời trang

Cái tên Imma lấy theo từ gốc"ima" trong tiếng Nhật, nghĩa là "hiện tại". Được xem là nhân vật đang mở rộng tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp thời trang tại Nhật Bản, Imma là sản phẩm do công ty CG ModellingCafe tạo ra. “Cô nàng” trông giống một người mẫu thời trang thực thụ, thậm chí còn có trang Instagram và Twitter của riêng mình.

Sự nghiệp thời trang của Imma đã cất cánh, và cô vừa gây chú ý khi duyên dáng xuất hiện trên trang bìa tháng 2/2019 của tạp chí đồ họa máy tính Nhật Bản, CGWorld. "Tôi rất thích văn hóa Nhật Bản" - mục tiểu sử trên Twitter của Imma có ghi - "Tôi muốn thu hút mọi người đến với các buổi trình diễn thời trang".

Chú thích ảnh
Imma sở hữu gương mặt sống động không khác gì người thật

Đây có lẽ chỉ là khởi đầu cho tương lai ghi nhận sự nổi lên của nhiều người mẫu ảo khác nữa. Bỏ quavấn đề cạnh tranh việc làm với con người khi xét về ý nghĩa của xu hướng này đối với toàn bộ ngành công nghiệp, khó có thể phủ nhận sự ấn tượng của Imma khi nhìn từ góc độ nghệ thuật.

Trong khi Imma được “dán” vào các bức ảnh với bối cảnh thế giới thực, bản thân cô tồn tại hoàn toàn dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số. Mức độ chi tiết và chân thực rất đáng kinh ngạc của Imma được thể hiện qua chi tiết ModellingCafe còn tính đến việc gốc tóc đen tự nhiên của cô sẽ mọc ra sau một thời gian nhuộm tóc hồng.

ModellingCafe tin tưởng giao cho các nhân viên nữ toàn quyền phụ trách việc điều chỉnh vẻ ngoài của Imma. Vì là người mẫu ảnh, về mặt logic, Imma cần xuất hiện với khuôn mặt đã được trang điểm chỉn chu. ModellingCafe cảm thấy nhân viên nam của họ thiếu kinh nghiệm cá nhân với mỹ phẩm và điều này có thể ngăn họ đạt được kết quả tốt nhất.

Đồng thời, ModellingCafe cũng nói rằng họ muốn duy trì hình tượng gần gũi của Imma,để mọi người cảm thấy cô là một phụ nữ trẻ bình thường (nhưng rất có gu thời trang) với những chia sẻ trên mạng xã hội, chứ không phải lànhư một siêu mẫu nổi tiếng thế giới.

Mục tiêu cuối cùng của ModellingCafe là kết hợp Imma với một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng biến những hình ảnh tĩnh thành động, và từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng của cô trong ngành công nghiệp truyền thông rộng lớn của Nhật Bản.

Tuy nhiên, giống như những bức ảnh tĩnh của Imma, mục tiêu của việc kết hợp AI vẫn là để cô ấy trông thật nhất có thể. Thay vì tạo ra các nhân vật đẹp nhưng trông giả theo kiểu hoạt hình anime, ModellingCafe muốn mọi người không thể phân biệt Imma với một người thực.

Chú thích ảnh
Người mẫu ảo Lil Miquela trong một bức ảnh siêu thực

Giá trị thật của các nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới ảo

Sự nổi tiếng của nhóm này đã ở mức đáng kể và bắt đầu thu hút những món tiền khổng lồ, bao gồm vốn từ một số công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất, như Sequoia Capital.

Họ đã “ném” hàng triệu USD vào Brud, công ty có trụ sở tại Los Angeles, đứng đằng sau Lil Miquela, mẫu ảo nổi tiếng với 1,5 triệu người theo dõi trang Instagram. TechCrunch cũng báo cáo rằng các nhà đầu tư đáng chú ý như Spark Capital và Betawork Ventures đang tìm kiếm những dự án tương tự.

Với tình hình hiện tại, chúng ta có thể thấy cả một “thế giới” những nhân vật được tạo ra từ công nghệ máy tính trong vài năm tới.

"Rất nhiều trong số đó sẽ giống như bất kỳ các studio nội dung nào" - đối tác của Betawork, Peter Rojas, nói với TechCrunch - "Năm 2019 và 2020, chúng ta sẽ thấy rất nhiều trường hợp tương tự".

Lil Miquela là một trong nhữngmẫu ảo đầu tiên trên thế giới, với bài đăng trên Instagram lần đầu vào năm 2016. Miquela thậm chí còn phát hành một bài hát vào năm 2017, khiến nhiều ấn phẩm so sánh cô với ban nhạc ảo The Gorillaz. Nhưng mức độ phức tạp trong việc xây dựng thế giới của Lil Miquela đi xa hơn nhiều so với những gì nhóm nhạc từng làm. Chẳng hạn như việcBrud tạo ra những người bạn của Lil Miquela, tên là Blawko và Bermunda,

Với xu hướng quan tâm mới và thực tế đã có hàng triệu USD đổ vào ngành công nghiệp CGI, sẽ không bất ngờ khi trong tương lai gần, loài người được chứng kiến các nhân vật ảo siêu thực mở rộng vùng hoạt động, xuất hiện trong các bộ phim hay bản tin hàng ngày.

Duy An (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm