Mỹ: Báo động nạn lừa đảo tiền trợ cấp Covid-19

29/03/2022 21:00 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Các vụ lừa đảo, gian lận tiền trợ cấp Covid-19 tại Mỹ đã bị nhà chức trách phát hiện một thời gian, song đến nay mới có thể đánh giá đầy đủ quy mô và mức độ thiệt hại của chúng. 

Tổng thống Mỹ kỳ vọng vào dự luật cứu trợ Covid-19

Tổng thống Mỹ kỳ vọng vào dự luật cứu trợ Covid-19

Ngày 6/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc Thượng viện thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD đồng nghĩa với việc khoản thanh toán trị giá 1.400 USD cho toàn bộ người dân Mỹ sẽ được triển khai trong tháng này.

Theo các công tố viên, nhà chức trách đã phát giác một vụ lừa đảo được cho là có quy mô lớn nhất trong lịch sử Mỹ, với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 80 tỷ USD, tức khoảng 10% trong số 800 tỷ USD đã giải ngân trong Chương trình Bảo vệ tiền lương (PPP).

Trong một loạt vụ việc khác, các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn để trục lợi số tiền từ 90-400 tỷ USD từ chương trình PPP trị giá 900 tỷ USD. Theo NBC News đưa tin vào năm ngoái, ít nhất 50% số tiền trợ cấp từ PPP đã bị các đối tượng lừa đảo ở nước ngoài chiếm đoạt.  

PPP là một phần trong gói cứu trợ COVID-19 đã được luật hóa vào năm 2020. Đây là chương trình cho vay không kỳ hạn của chính phủ liên bang Mỹ nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ chi trả lương cho nhân viên phải nghỉ việc vì đại dịch COVID-19.

Báo động nạn lừa đảo tiền trợ cấp Covid-19, nạn lừa đảo tiền trợ cấp Covid-19, tiền trợ cấp Covid-19, nạn lừa đảo tiền trợ cấp, tiền trợ cấp
Báo động nạn lừa đảo tiền trợ cấp Covid-19 ở Mỹ

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ gặp khó khăn và phải dựa vào sự hỗ trợ của PPP để cầm cự. Chương trình này đã cấp hơn 21 triệu khoản vay với tổng giá trị ước tính 800 tỷ USD trước khi hết hiệu lực vào năm ngoái.

Ngoài ra, nhà chức trách cho biết một chương trình cho vay ưu đãi khác trong đại dịch COVID-19 cũng có thể bị lợi dụng và chiếm đoạt đến 80 tỷ USD.

Theo các công tố viên, tổng số tiền bị chiếm đoạt trong tất cả các chương trình trợ cấp liên quan đến dịch COVID-19 có thể lên đến 579 tỷ USD, tương đương ngân sách dự chi cho kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới của Tổng thống Joe Biden. Hầu hết các khoản tiền bị gian lận không thể thu hồi. Tuy nhiên, giới chức liên bang Mỹ cho biết vẫn còn 600 tỷ USD chưa chuyển đến các tài khoản giả mạo. 

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thường là làm giả giấy tờ, khai khống số nhân viên trong công ty để nộp đơn xin vay tiền chi trả lương. Số tiền lừa đảo được các đối tượng dùng để mua ô tô hạng sang như Lamborghini, Ferrari và Bentley, biệt thự cao cấp và chi cho những chuyến nghỉ dưỡng xa hoa.

Để ngăn chặn tình trạng gian lận liên quan đến tiền trợ cấp COVID-19, chính phủ của Tổng thống Biden hồi năm ngoái đã áp đặt các quy định mới nhằm tăng cường việc kiểm tra, xác minh các đơn xin nhận trợ cấp. Theo giới phân tích, các quy định mới đã giúp nhà chức trách phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo âm mưu chiếm đoạt tiền trợ cấp.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm