Hai lần xây không được bể bơi quy chuẩn

02/10/2019 09:46 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Đó không chỉ là nỗi buồn của các HLV, VĐV bộ môn bơi - lặn Quảng Ninh mà còn là thắc mắc của đông đảo những người hâm mộ thể thao Vùng mỏ trước nghịch cảnh “Hai lần xây không được bể bơi quy chuẩn” ở Cung Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh tại thành phố Hạ Long.

Nhận định bóng đá 4.25 SC vs Hà Nội (15h00 ngày 2/10). Lượt về chung kết liên khu vực AFC Cup 2019. Trực tiếp FOX Sport

Soi kèo 4.25 SC vs Hà Nội (15h00 ngày 2/10). Lượt về chung kết liên khu vực AFC Cup 2019. Trực tiếp FOX Sport

Trực tiếp bóng đá: 25/4 SC vs Hà Nội (15h00 hôm nay), V League 2019. Soi kèo bóng đá Việt Nam. Xem bóng đá trực tuyến Fox Sports.

Lần thứ nhất

Vào những năm cuối thập kỷ 90, bể bơi đã được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng tại Cung Văn hóa Thiếu nhi Quảng Ninh (phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long). Đây là quà tặng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tuổi trẻ Vùng Than nhân dịp ông xuống làm việc và tham quan Quảng Ninh.

Tuy nhiên, niềm vui chưa trọn vẹn khi kiểm tra bàn giao công trình thì bể bơi chiều dài có 49,65m (thiếu 0,35m) mới đủ 50m như bể bơi quy chuẩn. Vì vậy, suốt gần 20 năm tồn tại, bể bơi này hầu như chỉ được tổ chức giải bơi của tỉnh và các ngành, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh… còn các giải bơi khu vực và toàn quốc không được tổ chức ở đây vì thiếu… kích thước! Duy nhất có 1 lần vào năm 2007, thể theo nguyện vọng của nhiều địa phương muốn có dịp xuống Quảng Ninh thăm Vịnh Hạ Long (Kỳ quan thiên nhiên thế giới), Tổng cục TDTT tổ chức giải bơi - lặn Cúp các CLB khu vực phía Bắc (giải đấu không nặng về thành tích mà chủ yếu rèn luyện các VĐV trẻ làm quen với môi trường thi đấu).

Dù không được là nơi thi đấu đỉnh cao, nhưng qua gần 20 năm tồn tại, bể bơi Cung Văn hóa Thiếu nhi Quảng Ninh là địa chỉ quen thuộc của hàng nghìn người ham thích tập luyện môn bơi ở mọi lứa tuổi khi tham gia các giải đấu của tỉnh và ngành; tham gia các lớp bơi nghiệp dư hay đăng ký cá nhân bơi theo giờ. Từ bể bơi này, nhiều thế hệ VĐV bơi - lặn Quảng Ninh đã được phát hiện và thành danh ở các giải đấu trong nước và quốc tế như Dương Thị Thơm (bơi); Nguyễn Thị Kiều Oanh (lặn)...

Lần thứ hai

Sau gần 2 năm khởi công với tổng số vốn đấu tư gần 343 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách tỉnh, Cung văn hóa Thanh thiếu nhi Quảng Ninh (từ nay thêm chữ Thanh niên) đã hoàn thành vào đầu quý II/2019, trong đó có bể bơi hoành tráng (1 phần quan trọng của dự án) được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 5. Nhưng thật thất vọng khi bể bơi này lại là bể dùng cho môn… nhảy cầu. Vì vậy, chiều dài bể chỉ có 45m nhưng phần trên sâu tới 5,2m và đầu bể bên kia nơi nông nhất cũng trên 2,3m nên không phù hợp cho việc dạy học bơi và tập luyện bơi phổ thông!?

Tuy diện tích xây dựng rộng rãi, nhưng bể chỉ xây có 6 đường bơi, trong khi đó bể bơi quy chuẩn phải có từ 8- 10 đường bơi? Tóm lại, bể nhẩy cầu là nơi không đảm bảo về chuyên môn và an toàn khi dạy học và tập luyện bơi. Vì vậy, tháng 7 vừa qua cũng ở bề bơi này đã xẩy ra trường hợp đuối nước với 1 thanh niên 17 tuổi phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long khi xuống bơi ở bể!

Bỏ ra nhiều tỷ đồng để xây dựng một công trình thể thao hoành tráng nhưng không được sử dụng vào mục đích gì, hy vọng rằng điều này chỉ có ở Quảng Ninh và không nên ‘nhân rộng điển hình” này ra các địa phương trong toàn quốc.

Môn nhảy cầu mới phát triển ở 3-5 tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu ở các địa phương là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM. Không biết trước khi xây bể bơi này, Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án có tham khảo ý kiến của ngành chuyên môn là Sở VH&TT Quảng Ninh không, hay là họ muốn “đi tắt, đón đầu” cho môn thể thao kén chọn người tập và chưa có điều kiện phát triển.

Chỉ biết là mặc dù vừa khánh thành bể bơi vào tháng 6 năm nay, sau Lễ phát động phong trào trẻ em Quảng Ninh học bơi an toàn để phòng chống tai nạn đuối nước tại Cung Văn hóa Thanh thiếu nhỉ Quảng Ninh nhưng qua 3 tháng hè đến nay hoạt động ở bể bơi này vẫn “im hơi, lặng tiếng”!

Phạm Hải Hòa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm