Hai con người, một số phận

14/05/2009 17:50 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi) -Sự trải nghiệm cuộc sống quả là thú vị ,tuy có lúc mệt mỏi khi đi về chỉ muốn ngủ luôn một giấc dài, nhưng sau mỗi chuyến đi, cảm giác như mình lớn lên, mình hạnh phúc hơn, ít nhất là so với một số trường hợp đã gặp, hay khi gặp những con người bất hạnh hơn mình. Thấy họ vẫn sống, sống day dứt, lo lắng, rụt dè, có khi sợ hãi nhưng bất chấp…

Tôi quen hai người phụ nữ trong một chuyến đi do sự gợi ý của một người bạn, một hơn 30 và một hơn 40, cả hai đều là người khiếm thị, sống cùng nhau trong một căn nhà nhỏ, nhưng sạch sẽ và ngăn nắp, bộ bàn ghế lâu ngày đã mối mọt nhiều, một chiếc phản kê ở gian giữa, bàn thờ đặt trên một chiếc hòm gỗ, cạnh đó là chiéc sàng đã rách đựng hai chiếc bát con sứt mẻ với hai đôi đũa, một chiếc giường ở gian bên cạnh, chăn màn được gấp rất gọn, một chiếc đài nhỏ dùng làm phương tiện thông tin...Mọi đồ đạc đều được sắp xếp một cách ngay ngắn và có trật tự, vì tôi thấy cô đi lấy chổi một cách chính xác còn hơn cả những người bình thường,hay cái cách các cô xếp những bó củi trong bếp chất cao gần đến nóc nhưng củi không bị đổ…

Ngôi nhà hai cô hiện đang ở do Đoàn xã xây tặng, vốn xây nhà do xã trích ra một phần, còn lại do người dân trong làng quyên góp nên. Và trong ngôi nhà ấy, những câu chuyện dần dần đã được hé mở…

Chuyện về ngôi nhà

Xã gây dựng cho hai cô ngôi nhà này vào năm 2001, trước đây nó là một ngôi nhà cổ, chất liệu hoàn toàn bằng gỗ- một loại nhà cổ, trong nhà có chiếc lư hương cổ bằng đồng do than sinh hai cô để lại sau khi qua đời.Cô Út (em) nói đó là vật quý giá nhất trong nhà.Hai cô là con thứ ba và thứ tư trong nhà, trên là hai người anh trai nữa đều đã lập gia đình và dọn ra ở riêng. Sau khi qua đời, than sinh hai cô đã để lại di chúc nhường gia sản bao gồm mảnh đất, ngôi nhà, 3 sào ruộng cho hai cô con gái út nhưng thiệt thòi nhất trong gia đình. Họ còn cẩn thận đem di chúc ra xã để đề phòng trường hợp hai người anh của hai cô sẽ lợi dụng nhằm chiếm đoạt mảnh đất. Và điều lo lắng của họ đã xảy ra. Không được hưởng thừa kế, người anh cả ngày ngày đến dung lời lẽ ban đầu nhẹ nhàng dụ dỗ, sau là đe doạ tống hai cô ra khỏi nhà nếu không nhượng lại đất và sang tên cho mình, thậm chí cho người đến dỡ toàn bộ ngôi nhà xuống, lấy gỗ và "cuỗm" luôn chiếc lư hương cổ và nhiều thứ có giá trị khác đem bán. Mất nhà, hai cô rơi vào tình cảnh "có đất không nhà". vấp phải bức di chúc ở xã, người anh vốn có ý định đút lót vị chủ tịch xã hòng thay đổi nội dung lời chúc cũng đành phải từ bỏ, nhưng vẫn luôn tìm cơ hội để chiếm đoạt mảnh đất. Người anh thừ hai tuy không quá ham như ông anh mình nhưng cũng không hề có chút quan tâm đến hai cô em út. Mọi sự xa lánh, hờ hững không chỉ ở hai người anh mà còn ở cả họ hang hai bên.căn nhà nhỏ được dựng tạm bởi những người hang xóm tốt bụng, chỉ đến năm 2001, xã mới góp đủ kinh phí để xây tặng hai cô căn nhà như ngày hôm nay.

Hai cô không dám kể về những ngày không có nhà để tránh mưa ấy, với họ, dường như mọi chuyện chưa đến hồi kết mang lại tốt đẹp cho mình trong khi vẫn luôn canh cánh nỗi lo bị cướp mất nhà. Cô Luyện lớn tuổi hơn cách đây mấy năm còn lặn lội đi bán tăm, nhưng sức khoẻ dần yếu đi, trong khi căn bệnh về mắt của cô càng ngày càng nặng do không được chữa trị, và cũng bởi không có ai đưa cô đi khám, mà cô thì chẳng biết nhờ ai nên đành thôi. Cô Út yếu hơn nên không đi làm gì được, thế là họ, hai con người khốn khổ, sống lay lắt qua ngày, chìm nghỉm trong những hối hả, tấp nập xung quanh. Với họ, bong tối là người bạn than, "hai cô sợ nhất là ban ngày, vì nhiều người hay sang ăn trộm lắm, đồ đạc giờ phải cất hết vào trong nhà". "Đồ đạc mà hai cô chỉ là mấy cái chậu nhôm, cái thùng nhựa đựng nước.

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao với cái ý nghĩa sâu xa của nó: Đối với những người bên cạnh ta, nếu ta không quan sát họ thì chỉ thấy họ gàn dở và ngu ngốc.. Tôi chỉ có mấy ngày bên hai cô nên không thể nói rằng tôi hiểu hết về họ, nhưng tôi khám phá ra được cuộc sống của họ có những quy tắc nhất định phải tuân theo, ví như cái chổi luôn phải để ở góc nhà bên phải, cái chậu luôn để cạnh cái xô…, và nếu chúng bị thay đổi sẽ gây ra cho hai cô những rắc rối, chẳng hạn họ cứ bị nhầm lẫn giữa cái nọ với cái kia hay không biết tìm chúng ở góc nào.

Và cả những điều thú vị chúng tôi bắt gặp, mà ngay cả với anh bạn thân thiết nhất với họ, người đã đưa chúng tôi đến với họ cũng không thể biết,một bí mật nho nhỏ, một câu chuyện tình yêu âm thầm hơn 10 năm, một người đàn ông luôn luôn xuất hiện vào những tối thứ tư, một người phụ nữ cứ cách hai ngày một lần đem đồ ăn và quà sang biếu…Đâu đó trong cuộc sống của những con người ấy, vẫn có sự sẻ chia, yêu thương chứ không phải những ganh ghét đời thường. Trước khi rời căn nhà nhỏ, tạm biệt hai người phụ nữ gầy gò, nhỏ bé, chúng tôi đã kịp giúp hai cô dọn sạch khu vườn, thay cát ở bể nýớc và làm sạch khu nàh vệ sinh. Thấy hai cô vui như có nắng sau mưa vậy, ở những đôi mắt đã khép chặt khẽ chắt ra hai hàng nýớc nhỏ thay cho lời chia tay.

Kỉ niệm đâu phải những gì xa xôi, bao lớn, nó vốn rất đỗi bình thường.

Nghiêm Thị hải

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm