Ghi chép về chuyến đi nghĩa tình

06/05/2009 00:23 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi) - Cách đây 12 năm, ngày 30/3/1997, tôi đang công tác tại một huyện miền núi Chiêm Hoá thì nhận được một bức điện thoại phải về gấp có nhiều chuyến đi công tác đặc biệt, tiếp đó tôi được lãnh đạo Cục thuế Tuyên Quang giao nhiệm vụ cùng đoàn Cán bộ của Bộ Tài chính, đi tìm mộ của những đồng nghiệp hy sinh ngày 25/4/1947 trên chiếc ca nô chuyên chở tài liệu ấn loát, tiềnbạc của cơ quan ấn loát, sở đúc tiền, Bộ Tài chính trên đường lên Đầm Hồng, Bản Thi, đến ngã ba sông Gâm thì bị máy bay của thực dân Pháp oanh tạc bắn chết ngày 25/4/1947, tại xã Phúc Ninh, Yên Sơn, Tuyên Quang.

Đồng chí Phạm Văn Khang, sinhnăm 1097, tại thành phố Nam Định, tham gia công tác tại Bộ Tài chính  từ tháng 8/1945, lúc đó là  Tổ trưởng sản xuất – Sở đúc tiền. Từ sự kiện ngày 25/4/1947, đến nay đã là 50 năm, vì điều kiện chung của đất nước cũng như của ngành tài chính, sau cuộc kháng chiến chống thực dânpháp, dân tộc ta phải đương đầu với một kẻ thù lớn mạnh gấp  bội lần đó là đế quốc Mỹ, bao nhiêu công việc nặng nề dồn dập cùng với sự thay đổi về tổ chức mới, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của ngành qua các thế hộ cũng đã qua đời hoặc chuyển sang  ngành khác…cho nên có sự chậm chễ này. Song dù với lý do nào đi chăng nữ, thì chúng ta những người con sống vẫn có lỗi các đồng chí…Để có được chuyến đi trên, từ những thông tin của Sở Lao động Thương binh và xã hội Tuyên Quang vãn nhân chứng lịch sử còn sống, lúc đó đáng cùng công tác như Bác Nhỡ, phường Minh Xuân, Bác Hạ, phường Phan Thiết, thị xã  Tuyên Quang nguyên là cán bộ Sở đúc tiền lúc đó, Bác Nguyễn Văn ái, thôn Minh Tân, xã Phúc Ninh huyện Yếnơn người được chứng kiến việc chôn cất những người bị nạn, chết trong chuyến ca nô ngày 25/4/1947, được biết về đặc điểm và địa hình khu vực mộ chôn cất, lại là người địa phương, do đó khi được phân công ngày 2/4/1997, tôi cùng đoàn cán bộ Ban liên lạc cán bộ ATK (Bộ Tài chính) gồm có các đồng chí: Trần Thanh, Trưởng ban liên lạc cán bộ ATK Bộ Tài chính: Bùi Thị Phương, ủy viên thường trực; cùng đồng chí Nguyễn Duy Bằng, cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính, đồng chí Nguyễn Hữ  Quý, trưởng phòng Chính sách Sở LĐTB – XH, Tuyên Quang; đồng chí Nguyễn  Văn giáp, Phó Giám đốc Sở Tài chính và các đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Lan, lãnh đạo Cục thế Tuyên Quang cùng các cán bộ Phòng tổ chức cán bộ Cục thuế cùng thực thi nhiệm vụ.

Với kinh nghiệm của người niềm núi, tôi cùng đồng chí Đỗ Xuân Đăng, phòng tổ chức cán bộ, khẩn trương, chuẩn bị chuđáo các món ăn đi đường như lương khô, mì tôm, bánh ép… do đường rừng núi, hiểm trở khó khăn hơn nữa là phải qua sống, do đó 2 chiếc ôtô của đoàn công tác phải dừng lại để đoàn đi bộ phải vượt qua con Sông Lô, sông Gâm hơn 10,5km mới đến được thôn Minh Tân xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn. Tại đây mọi người  trong đoàn như khoẻ lên nhiều vì có một cái gì đó thậtlinh thiêng phù hộ, chúng tôi tranh thủ đến gặp cấp ủy, chính quyền địa phương và đến thăm gia đình cụ ái, năm đó cụ đã ngoài 70 tuổi, cụ là người công giáo, và là người chứng kiến việc chôn cất. Khi gặp chúng tôi cụ ái hồ hởi, chân tình và tiếp tục đưa đoàn đến khu vực đất có phần mộ nơi xác định khu vực chôn cất. Tại đây, đoàn công tác chúng tôi đã thắp hương tưởng niệm hương hồn các liệt sỹ và đồng bào, đồng chí đã hy sinhngày 25-4-1947. Trong buổi tửng niệm đó, ngoài các thành viên trong đoàn, còn có những người con, cháu trong gia đình cụ ái cùng một số đồng bào, các cháu thanh niên và nhi đồng trong thôn xóm, kính viếng linh hồn của những người đã hy sinh, qua bài viếng đầy xúc động khi tìm thấy mộ đồng chí Trần Thanh, trưởng đoàn cán bộ Ban liên lạc cán bộ ATK Bộ Tài chính đọc. Mọi người hiểu hơn về ý thức sâu sắc, đạo lý uống nước nhớ nguồn củadân tộc. Cũng tại đây, bà con nông dân thôn Minh Tân đã chân thành đem đến chia sẻ với đoàn những tấm mía, quả mơ chua do bà con trồng được để đoàn giải khát.

Nét nổi bật và hình ảnh rất đẹp đáng được trân trọng ở chuyến đi này, có một cụ già tên là Cụ Nông ở đội Hồng Bài, xóm Khe Cau xã Tứ Quận, Yên Sơn, cụ đã ngoài 80 tuổi, thân hình gầy yếu những khuôn mặt phúc hậu, khi biết đoàn đang bỡ ngỡ hỏi đường đi lối lại, cụ đã tình nguyện chèo thuyền đưa đoàn qua nhiều thác gềnh để đoàn qua được một con sông Gâm và một con suối đang trong đầu mùa mưa lũ với 5 chuyến đò qua lại mà cụ miễn phí (không thu tiền), bởi cụ biết được đó là chuyến đi tìm đồng đội sau 50 năm vẫn còn đọng lại hình ảnh của một thời kháng chiến mà những người dân ở đây từng được chứng kiến.

Sau 2 ngày tìm kiếm thu thập thông tin, các nhân chứng và địa điểm chôn cất các đồng đội, về đến thị xã Tuyên Quang trời đã tối, đoàn công tác chúng tôi tranhthủ báo cáo với các đồng chí  lãnh đạo Sở TBXH, ghi nhận và cảm ơn các cơ quan địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ để đoàn hoàn thành nhiệm vụ về chuyến hành hương đi tìm đồng đội của đoàn qua một chuyến đi. Sau bữa ăn tối tại khách sạn Lô giang do Sở LĐTB-XH Tuyên Quang chiêu đãi, bữa cơm tối nay có mặt đồng chí Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH và đồng chí Nguyễn Hữu Quý, trưởng phòng chính sách của  Sở cùng tiếp chúng tôi. Về đến nhà khách Tân Trào, thuộc UBND tỉnh Tuyên Quang đã là 22h30 phút, cả đêm đó mọi người hầu như không ngủ, vì niềm vui sướng đã làm được những gì mong đợi bấy lâu nay của chúng ta với người quá cố, mọi người chỉ tập trung cho việc cập nhật và ghi sổ nhật ký về một chuyến độ mang đầy tình nghĩa cao cả.

Sau chuyến công tác, về đến Hà Nội mọi thủ tục đều được hàn tất. Bộ Tài chính, cùng Bộ LĐTB – XH tổ chức báo tử và trình lên Chính phủ, ngày22/11/1997, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Phan Văn Khải đã ký quyết định số 995 TTg công nhận đồng Phạm Văn Khang là liệt sỹ và trao bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình đồng phí Phạm Văn Khang đã được tổ chức long trọng vào ngày 09-01-1998 tại gia đình đồng chí Phạm Thị Lương, (Vợ đồng chí Khang) ở 18 – Hàng Đậu, phường  Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Nghĩa tình đã trọn vẹn, gia đình bà Lượng và mỗi chúng ta trong ngành Tài chính, chỉ mong sao còn phải tiếp tục tìm lại được hết những liệt sỹ trong ngành Tài chính và những người đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc để rồi trách nhiệm của chúng ta phải lưu giữ trong sổ vàng truyền thống của ngành và mong muốn Sở LĐTB-XH và các ngành chức năng cùng ngành Tài chính, tiến hành quy tập và xây bia tưởng niệm liệt sỹ Phạm Văn Khang cùng những cán bộ, nhân dân bị nạn ngày 25-5-1947 tại xã Phúc Ninh huyện Yên Sơn, tỉnh  Tuyên Quang về nghĩa trang tỉnh, đó cũng là nguyện vọng chung của gia đình liệt sỹ Phạm Văn Khang cũng như toàn thể cán bộ viên chức ngành Tài chính, góp phần cùng toàn đảng toàn dân thực hiện thắng lợi truyền thống, đạo lý tốt đẹp đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Vũ Ngọc Lân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm