Làng có hai bảo tàng

31/07/2017 07:05 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Chúng tôi về Lai Xá (Hoài Đức - HN) vào dịp Bảo tàng Nhiếp ảnh của làng nghề nổi tiếng này khánh thành chưa lâu. Rất dễ nhận thấy niềm vui về sự kiện này trong những câu chuyện của dân làng ở đây.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, người quê Lai Xá, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá hướng dẫn chúng tôi đi thăm các khu trưng bày.

Trong không gian khá khiêm tốn, hai tầng nhà với diện tích khoảng 300 mét vuông, lịch sử hình thành nghề nhiếp ảnh 125 năm của Lai Xá được thể hiện khá cô đọng và đầy đủ.

Hơn 150 hiện vật, nhiều hình ảnh quý và các tư liệu văn bản đã được trình bày với phong cách chuyên nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà bảo tàng học rất có nghề, cùng các chuyên gia bảo tàng đã góp phần quan trọng vào điều này.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Rất nhiều tư liệu quý về lịch sử làng Lai Xá được lưu lại trong không gian nhỏ bé

Làng nghề Lai Xá và nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) có vị trí đặt biệt trong sự phát triển của nhiếp ảnh nước ta.

Chú thích ảnh

Năm1865, ông Đặng Huy Trứ, một vị quan triều Nguyễn, sau chuyến đi sứ sang Trung Hoa, đã mua đồ nghề và mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam của người Việt.

Sau đó, năm 1892, ông Nguyễn Đình Khánh, người Lai Xá, mở hiệu ảnh Khánh Ký ở phố Hàng Da, tiếp tục công việc làm ảnh của người Việt, mở đầu cho sự đóng góp quan trọng của người Lai Xá trong lĩnh vực này.

Từ đó cho đến nhiều năm sau này, hàng trăm hiệu ảnh của người Lai Xá lần lượt được mở tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng...và nhiều nơi khác trong cả nước.

Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng: ‘Những khoảnh khắc để lại’

Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng: ‘Những khoảnh khắc để lại’

Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng (Thông tấn xã Việt Nam) ­vừa được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cụm ảnh 'Những khoảnh khắc để lại'.

Thăm bảo tàng ảnh làng Lai Xá hôm nay, thêm quý mến và trân trọng tình cảm của dân làng với tiền nhân và nghề truyền thống. Trong điều kiện nhiều khó khăn, người làng Lai Xá ở mọi miền, các Mạnh Thường Quân, và chính quyền, nhân dân Lai Xá vẫn thu xếp để có được đất xây bảo tàng, góp tiền của, công sức để xây dựng và thu thập nhiều tư liệu quý để tạo nên một bảo tàng làng nghề nhiều ý nghĩa.

Chú thích ảnh
Lai Xá còn có bảo tàng về nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên

Cũng tại Lai Xá còn có một bảo tàng thứ hai của làng- bảo tàng về nhà văn hoá Nguyễn Văn Huyên, người từng làm Bộ trưởng Giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày đầu thành lập và đảm nhiệm chức vụ này trong gần 30 năm. Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy và người thân đã xây dựng bảo tàng nhỏ về người cha thân yêu của mình ngay trên phần đất của gia đình.

Nhà văn hoá, GS TS Nguyễn Văn Huyên là người đã đặt nền móng và có công lao lớn với nền giáo dục nước nhà qua một giai đoạn lịch sử khá dài. Ông còn là người có những nghiên cứu sâu sắc về văn hoá , văn minh của người Việt thông qua các khảo cứu về văn hoá dân gian, lễ hội, kiến trúc... Nhà sử học Trần Quốc Vượng sinh thời từng cho rằng Nguyễn Văn Huyên là "một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ 20 "của Việt Nam .

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam: 'Hát, trước hết để cho mình'

Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam: 'Hát, trước hết để cho mình'

Ngày 7/3 vừa qua, trên Zing MP3, sản phẩm âm nhạc 'Bài hát viết cho em' của nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam và Hồ Tiến Đạt chính thức phát hành. Điều gì thôi thúc một nhiếp ảnh gia có phong cách và bận rộn như Nam đến với âm nhạc?

Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên khá gọn gàng. Một ngôi nhà bốn tầng nhỏ nhắn nằm dưới bóng cây xanh.

Chú thích ảnh
Góc trưng bày của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Qua các phòng trưng bày với các hiện vật, tranh ảnh khá phong phú, người xem có một hình dung đầy đủ về cuộc đời nhà văn hoá Nguyễn Văn Huyên từ những ngày còn nhỏ, đi du học ở Pháp rồi trở về tham gia cuộc cuộc kháng chiến và xây dụng đất nước.

Hiện lên cùng với chân dung ông là cả mội gia tộc, dòng họ danh giá và những nhân vật nổi tiếng mà ông từng gặp gỡ, tiếp xúc qua các thời kỳ khác nhau.

Nhiều hiện vật, tư liệu quý gắn với cuộc đời ông đã được sưu tầm, lưu giữ như hình ảnh Nguyễn Văn Huyên với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của VN trong thời kỳ lập nước; thư từ, bản thảo viết tay các phát biểu, các ghi chép của Nguyễn Văn Huyên trong kháng chiến chống Pháp; chiếc máy ảnh, chiếc va ly đã cùng ông qua những nẻo đường... Tất cả được sắp xếp rất trình tự, khoa học, tỷ mỷ; thể hiện tấm lòng yêu kính, ngưỡng mộ của những người thân trong gia đình, bạn bè dành cho ông.

Chú thích ảnh
Những vị khách đặc biệt thăm quan hai bảo tàng ở Lai Xá (nhà báo Trần Mai Hưởng - thứ hai từ phải sang; nhà báo Ngô Hà Thái - thứ ba từ phải sang)

Trân trọng những con người, những giá trị văn hoá của những lớp người đi trước là thể hiện trách nhiệm với hiện tại và xây dựng lòng tin cho tương lai. Hai bảo tàng của làng Lai Xá cho chúng tôi cảm nhận một cách ấn tượng và sinh động hơn về điều đó!

Bài và ảnh: Nhà báo Trần Mai Hưởng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm