TTVH Online

Động Lực thất vọng với VPF vì đổi bóng ở V-League

19/02/2016 16:16 GMT+7

Việc trái bóng Động Lực bị “hất cẳng” ra khỏi sân chơi nội đang là vấn đề khá nóng bởi Động lực đã gắn bó với Thể thao Việt Nam và bóng đá Việt Nam nói riêng hơn 20 năm qua.

(Thethaovanhoa.vn) - Việc trái bóng Động Lực bị “hất cẳng” ra khỏi sân chơi nội đang là vấn đề khá nóng bởi Động lực đã gắn bó với Thể thao Việt Nam và bóng đá Việt Nam nói riêng hơn 20 năm qua.

Ông Lê Văn Thành, TGĐ Công ty CP Động Lực đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thể thao & Văn hóa, chia sẻ rằng thiện chí của đơn vị này là rõ ràng. Thậm chí Động Lực còn sản xuất và sẵn sàng cung cấp bóng trước khi hợp đồng được ký kết.

"Trước hết, tôi khẳng định trong quá trình đàm phán, chúng tôi luôn nhiệt tình, cầu thị và mong muốn tiếp tục tài trợ, mặc dù chưa ký hợp đồng chính thức nhưng vẫn có đầy đủ kế hoạch sản xuất bóng chuẩn bị cho giải và các đội tập luyện.Thực tế là Động Lực đã cho sản xuất 2.000 quả bóng để phục vụ giải như trong các email trao đổi với VPF.

Ngày 24/12/2015, tại lễ công bố đơn vị tài trợ chính Toyota V- League 2016, quả bóng đá Động Lực vẫn được bày trên bàn chủ tọa để giới thiệu với truyền thông".

Ông Thành cũng cho biết, khúc mắc giữa hai bên chỉ đơn thuần là thời hạn hợp đồng. "Việc hai bên đàm phán về cơ bản đã được thống nhất các nội dung chính: giá trị hợp đồng, thời hạn giao hàng…Việc đàm phán chỉ chưa thống nhất được ở chỗ: VPF yêu cầu ký hợp đồng 02 năm, Động Lực đề xuất ký hợp đồng 03 năm cho phù hợp với kế hoạch truyền thông lâu dài của Động Lực", ông Thành nói.

Lịch thi đấu và TRUYỀN HÌNH trực tiếp vòng 1 V-League 2016

Lịch thi đấu và TRUYỀN HÌNH trực tiếp vòng 1 V-League 2016

Xin gửi đến quý độc giả lịch thi đấu và truyền hình trực tiếp vòng 1 V-League 2016.


Hiện chưa rõ giá trị hợp đồng của Grand Sports với VPF, nhưng Động lực cho biết họ dự tính mỗi năm cung cấp cho VPF 3.500 quả và  mộtkhoản tiền mặt (tổng giá trị HĐ khoảng 4 tỷ/ năm), và mỗi đội bóng được cấp phát 100quả/ năm.

Thời gian qua, Động Lực tài trợ toàn phần hoặc một phần số lượng bóng cho các CLB Thanh Hóa, Hải Phòng, HN T&T, Sông Lam Nghệ An, CLB Hà Nội.

Ở một thái cực khác, trong bản tin phát đi từ VPF ông Cao Văn Chóng, TGĐ VPF lại cho biếtcả hai bên đều nỗ lực nhưng không tìm được tiếng nói chung. "Dù đã rất cố gắng để đạt được sự đồng thuận nhưng có thời điểm chúng tôi cảm thấy mọi việc rơi vào bế tắc, bị động trong khi mùa giải mới đã cận kề. Chính vì vậy, trước thời điểm Tết nguyên đán mấy ngày, lãnh đạo Công ty VPF quyết định tìm và đàm phán với đối tác khác để đảm bảo giải diễn ra đúng kế hoạch.

Tại sao lại sử dụng bóng Grand Sport?

Chủ trương của BTC là luôn ưu tiên sử dụng hàng nội địa. Tuy nhiên, do không tìm được tiếng nói chung với Động Lực - đơn vị cung cấp bóng thi đấu cho các giải đấu ở Việt Nam lâu nay, những nhà tổ chức buộc phải chuyển sang dùng bóng của hãng Grand Sport tại Toyota V.League 2016.


Hữu Quý

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN