Liên hoan âm nhạc tưởng niệm Beethoven: Chuyện ít biết về 'bản giao hưởng định mệnh'

20/09/2018 07:40 GMT+7 | Dạo quanh nước Đức

(Thethaovanhoa.vn) - Đi vào lịch sử với tên gọi “bản giao hưởng định mệnh”, bản giao hưởng số 5 Fifth Symphony của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven vẫn chưa ngừng gây tranh cãi. Và, câu chuyện ấy lại được xới lên tại liên hoan âm nhạc Beethovenfest vừa qua.

Khi âm nhạc Beethoven chiến đấu với bệnh dịch

Khi âm nhạc Beethoven chiến đấu với bệnh dịch

Toàn thế giới đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 250 của Beethoven (1770-1827) trong năm nay, với hàng loạt buổi hòa nhạc được lên kế hoạch biểu diễn. Thế nhưng, không ai nghĩ rằng “Năm Beethoven 2020” đã gặp một trở ngại cực lớn: Đại dịch Covid-19.

Tại Beethovenfest năm nay (diễn ra ở Bonn, Đức, từ ngày 31/8 đến ngày 23/9) Bản giao hưởng số 5 được chơi bằng cả những bản phối âm gốc và hiện đại.

Thư ký gán tên cho bản nhạc?

Thật khó có mô-típ mở đầu bản giao hưởng nào được biết đến trên toàn thế giới như Bản giao hưởng số 5, với bốn nốt "ngắn-ngắn-ngắn-dài" lặp lại hai lần.

Nếu còn sống đến ngày nay, Beethoven hẳn là người cực kỳ sung túc với số tiền bản quyền kiếm được từ Bản giao hưởng số 5. Bởi nhạc phẩm này được sử dụng làm chuông điện thoại di động, các phối âm ở mọi thể loại nhạc, các hình in bản nhạc trên túi, cốc và ô, chưa kể đến số tiền thu được từ bản quyền trình diễn.

Chú thích ảnh
Beethoven

Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ gồm 4 chương được Beethoven tung ra hồi năm 1808 và được biểu diễn ra mắt vào ngày 22/12 năm đó, trong một buổi hoà nhạc đồ sộ tại nhà hát Theater an der Wien do đích thân Beethoven chỉ huy.

Về khái niệm "định mệnh", tương truyền cái tên này đến từ thư ký kiêm nhà viết tiểu sử của ông, Anton Schindler. Schindler đã gán cho bản nhạc cái tên ấy sau khi hỏi Beethoven về mô-típ mở đầu của bản giao hưởng. Nhà soạn nhạc đáp: “Đây là âm thanh của định mệnh đang gõ cửa”.

Song Jens Dufner, trợ lý nghiên cứu tại Beethoven-Haus ở Bonn, điều này còn phải bàn cãi nhiều bởi: “Anton Schindler là một “nhân vật không đáng tin”.

Theo Dufner, Schindler đã giới thiệu mối quan hệ của ông với Beethoven theo một cách khác hẳn với thực tế. “Qua nhiều năm, Schindler đã cố gắng khắc họa sự gần gũi của mình với Beethoven và đã thêm thắt nhiều thứ".

Chú thích ảnh
Màn trình diễn của dàn nhạc giao hưởng Đài phát thanh Pháp tại Beethovenfest năm nay

“Một giai đoạn mới với Beethoven vĩ đại”

Song có điều chắc chắn là bản giao hưởng được Beethoven sáng tác vào thời điểm ông đã rất khó sử dụng thính giác vì bị ù tai. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện hồi năm 1798 và 16 năm sau thì ông điếc hoàn toàn.

Trong một đợt điều trị tại một khu nghỉ dưỡng ở Heiligenstadt hồi năm 1802, Beethoven đã viết trong di chúc: “Có rất ít thứ ngăn tôi tự kết thúc cuộc đời mình, chỉ có nghệ thuật là thứ duy nhất giúp tôi bước tiếp”.

Jan Caeyers, một sử gia âm nhạc người Bỉ, nhạc trưởng kiêm nhà tiểu sử về Beethoven, mô tả nhà soạn nhạc đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời mình trong thời điểm đó.

“Đó là thời điểm chấm hết một giai đoạn trong cuộc đời Beethoven để bắt đầu một giai đoạn mới với Beethoven vĩ đại” – Caeyers nói. “Beetoven đã phát triển một ngôn ngữ dàn nhạc mới, vượt qua quy mô bình thường của giao hưởng, mở rộng nghệ thuật sáng tác. Âm thanh dàn nhạc của ông đã nghe sâu và mãnh liệt hơn”.

Chú thích ảnh

Ảnh hưởng từ cách mạng Pháp

Hình ảnh một người cô độc ngồi sáng tác nhạc cho bản thân không phù hợp với trường hợp của Beethoven, ít nhất là trong thời tuổi trẻ. Ông quan tâm tới văn học, triết học và đặc biệt là chính trị. Beethoven theo dõi sát sao cuộc Cách mạng Pháp và chia sẻ những ý tưởng về tự do, sự bình đẳng và tình anh em. Ông thường kết hợp các nhịp điệu và mô-típ từ âm nhạc của cách mạng Pháp vào tác phẩm của mình - mà điển hình nhất là 4 nốt trong mô-típ mở đầu của Bản giao hưởng số 5.

Thực tế, nhà soạn nhạc Pháp Francois-Xavier Roth và dàn nhạc Les Siecles của ông đã từng trình diễn bản giao hưởng này như một tác phẩm “cách mạng”.

Một nhà phê bình từng viết: "Nghe Bản giao hưởng số 5 bạn cảm nhận rõ tiếng gió, bão thổi. Cảm hứng ấy thực sự xuất phát từ những khía cạnh triết học mới của cuộc Cách mạng Pháp và bùng nổ ở phần cuối. Ở Pháp, người ta không miêu tả Bản giao hưởng số 5 của Beethoven với phần kết bùng nổ là “bản giao hưởng định mệnh” mà là “bài hát chiến thắng” hay "hành khúc chiến thắng”.

Tuy nhiên, cái tên “Bản giao hưởng định mệnh” vẫn tồn tại. Trong thời kỳ Lãng mạn (1820-1910), các nghệ sĩ tin vào sức mạnh của số phận. Do vậy, nhà soạn nhạc Đức Johannes Brahms đã trích mô-típ chính từ Bản giao hưởng số 5 của Beethoven để đưa vào Tứ tấu Piano cung Đô thứ của mình khi ông đang tương tư....

Sau Thế chiến II, nhiều nhà soạn nhạc trẻ quay lưng lại với truyền thống và tinh thần của Beethoven. Nhưng bắt đầu thập kỷ 1960, nhạc trưởng Herbert von Karajan đã thu âm bản giao hưởng của Beethoven tới 4 lần và bản thu âm năm 1963 được cho là huyền thoại.

 

Vài nét về Beethovenfest

Beethovenfest (Beethoven Festival) là một liên hoan âm nhạc cổ điển được tổ chức ở Bonn, Đức, chủ yếu dành riêng cho âm nhạc của nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven, người được sinh ra ở thành phố này.

Beethovenfest bắt đầu tổ chức từ năm 1845, nhân kỷ niệm 75 năm ngày sinh của nhà soạn nhạc này. Đây là sự kiện tổ chức thường niên, với khoảng 70 chương trình hòa nhạc của các dàn nhạc quốc tế, dàn đồng ca và nghệ sĩ độc tấu diễn ra tại hơn 20 địa điểm trong thị trấn và khu vực.

Việt Lâm (Tổng hợp)

 

Beethoven đã vượt Mozart để trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất

Beethoven đã vượt Mozart để trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất

Theo kết quả cuộc thăm dò, do Classic FM Hall (Anh) tổ chức với sự tham gia của 170.000 người, Beethoven đã nổi tiếng hơn cả bậc tiền bối Mozart để trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm