'Thuê tôi đi' nhưng nhớ likes và comments không quy được ra tiền

19/01/2016 06:47 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Mấy ngày nay, trang Facebook cá nhân của một giáo viên tiếng Anh sống ở thành phố Thanh Hóa thu hút sự chú ý của rất nhiều người sau khi cô phát động chiến dịch “Thuê tôi đi”.

Cô giới thiệu: “Tôi là Oanh, 26 tuổi. Tôi là giáo viên tiếng Anh... Ngoài các năng lực về mặt chuyên môn liên quan đến tiếng Anh như dạy học và dịch thuật, tôi có khả năng nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ... Tôi sẽ không làm những việc vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Tôi cũng sẽ từ chối các yêu cầu của bạn nếu cảm thấy không phù hợp”.

Toàn bộ tiền công tôi nhận được với kế hoạch nhỏ “Thuê tôi đi” sẽ được dành trọn để mua áo ấm cho các em nhỏ trường tiểu học Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát trong chương trình thiện nguyện “Vì trẻ em vùng cao”.


Status "Thuê tôi đi" trên trang cá nhân của cô giáo trẻ Trần Thị Oanh thu hút nhiều chú ý. Ảnh chụp màn hình

Tất nhiên, giống như rất nhiều chiến dịch từ thiện khác, khi những dòng status được đăng tải đã có cả vạn lượt like, hàng nghìn bình luận và nhiều lượt chia sẻ. Những cư dân mạng bày tỏ cảm phục trước việc làm thiện nguyện của cô giáo trẻ.

Tất cả điều ấy đều tốt, nhưng...

Thực tế, mạng xã hội đã không chỉ đơn thuần là một trò giải trí. Facebook góp phần tạo ra hàng triệu việc làm và hàng trăm tỷ USD giá trị gia tăng. Nhưng mạng xã hội là phương tiện chứ không phải là mục đích. Like không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được điều đó. Quỹ Nhi đồng LHQ UNICEF kêu gọi mọi người ủng hộ bằng tiền,  thay vì like.

Chúng ta thấy hài lòng khi ký tên trong cuộc vận động hiến máu cứu người, khi comment cảm thông trước một nỗi đau nào đó hay like một fanpage từ thiện như đã like “Thuê tôi đi” của Oanh. Nhưng thế giới không thay đổi bằng “like”. Mười triệu “like” cũng không giúp tạo ra được 1 liều vắc xin, hay tạo ra 1 đơn vị máu. Chúng ta là người tốt khi like và comment, nhưng nếu chỉ có vậy thay vì hành động ngoài đời thực thì liệu có hơn những người mà từ điển chưa kịp cập nhật tên là “anh hùng bàn phím”?

Facebook tinh tế như... đàn bà

Facebook tinh tế như... đàn bà

Hai nhà lãnh đạo của Facebook, Sheryl Sandberg (sinh năm 1969) và Mark Zuckerberg (1984) là hai người bạn. Một lý do tối quan trọng khiến Facebook lớn mạnh như hiện nay là Sheryl và Mark chia sẻ tình bạn và tình đồng nghiệp vô cùng gắn bó.

Trên facebook ngày nay, các cư dân đô thị có vẻ hào nhoáng từ thiện khi chỉ cần đăng nhập, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng có những thông tin thiện nguyện. Chúng ta xuýt xoa về cái rét thấu xương cụ già mưu sinh bên góc phố được lan truyền trên mạng, chia sẻ hình ảnh những đứa trẻ miền núi phong phanh tím tái trong giá rét, hay chua xót trước những người nông dân kiệt quệ vì giá nông sản rẻ như cho... Mỗi lượt like, comment chia sẻ, hẳn nhiều người nghĩ rằng đã làm được một điều tốt đẹp cho xã hội, rồi nhanh chóng bỏ qua chủ đề vừa mới làm mình xúc động sôi sục trước đó ít phút để đi tìm thú vui khác trên mạng. Đó mới là thứ chúng ta thực sự bỏ tiền và công sức theo đuổi sau những cái like, chẳng hạn như giá iPhone 6 hàng xách tay, một lễ hội du nhập hoành tráng....

Như lời mời “Thuê tôi đi” của chị Oanh, sau những ngày thực hiện kế hoạch nhỏ vì trẻ em vùng cao, cô đã thu về số tiền hơn 2 triệu đồng, dù có đã nhận được cả vạn like, comment và chia sẻ. Tiếc rằng những like, những comments không quy được ra tiền, nếu không, cô đã có nhiều hơn 2 triệu đồng.

Nguyễn Gia
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm