Đường 9- Một chuyến đi, nhiều kỷ niệm

06/04/2009 23:36 GMT+7 | Một chuyến đi

(Bài dự thi) - Tôi vào Quảng Trị, dĩ nhiên cửa khẩu Lao Bảo là địa điểm không thể bỏ qua. Và đường 9 là lối dẫn tôi đến với địa điểm mà tôi đã “lập trình” từ trước khi có mặt ở miền đất Quảng.

Chạy xe gắn máy từ thị xã Đông Hà vào một buổi sáng khá đẹp trời giúp tôi có thể quan sát được tất cả những mình đi qua. Một đường 9 anh hùng trong lịch sử dân tộc mà tôi đã biết đang hiện ra trước mắt lúc này.

Tôi không nhìn thấy đường 9 thời bom đạn, nhưng đường 9 bây giờ mà tôi thấy vẫn còn nguyên vẹn sự hào hùng ngày nào. Dọc quãng đường hơn 80 cây số mà tôi đếm có đến hơn chục điểm di tích lịch sử. Những di tích này cũng là những nơi mà xưa kia đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Nó cũng là nơi an nghỉ của rất nhiều anh hùng đã để lại xương máu của mình để đổi lại hòa bình cho dân tộc.

Có lẽ nó chỉ là sự thoáng qua nếu như tôi chỉ vừa chạy rồi thỉnh thoảng lại dừng lại để chụp vài bức ảnh. Cũng may cho tôi là đã nhìn thấy được cái mà để mình đáng để nhớ, đáng để ghi lại trong tâm trí của mình.


Hình ảnh rất dễ bắt gặp khi bạn đi tên đường số 9

Đường 9 giờ đây đã hết chiến tranh nhưng bom đạn thì vẫn con dưới lòng đất. Tưởng như đã chôn vùi xuống rồi nhưng bây giờ những cái có thể làm chết người kia lại là nguồn sống của rất nhiều cư dân sống dọc đường 9. Họ là những con người không biết bất kỳ một cái gì về bom mìn nhưng do sức ép của sự mưu sinh họ đành phó mặc số phận để đào xới cái thứ chết người kia.

Tôi dừng xe khi nhìn thấy một đôi vợ chồng đang khoác trên mình chiếc máy dò mìn rất cũ kỹ. Đáng thương hơn khi mà anh chồng đã bị cụt một chân và một tay mà vẫn phải chống nạng đi tìm kiếm. Xuống hỏi thì “chân tay tao cụt là do bom mìn đó mày”. Tôi tin lời người đàn ông này nói vì hỏi kỹ hơn thì số người dân gặp cảnh như anh không phải là ít, thậm chí có người đã phải bỏ cả mạng sống của mình.


Hình ảnh nói lên những nét rieng cho con đường này

Tôi hỏi chuyện vợ chồng nhà anh thì biết nhà nghèo lại đông con khiến cho anh chị phải tìm kiếm cuộc sống bằng mọi cách. Dò bom mìn để bán phế liệu là nghề đã mang lại cuộc sống cho rất nhiều người dân ở đây. Cũng rất nhiều câu chuyện bi ai xung quanh cái nghề mà mọi người vẫn cho là “chết người”.

Nghề dò bom mìn của người dân dọc đường 9 đã khiến tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi và rồi cái tính tò mò của một kẻ hay đi đã bắt tôi lân la tìm hiểu về nó. Dọc đường cứ mỗi khi nhìn thấy ai khoác trên mình chiếc máy dò mìn là tôi lại xuống hỏi chuyện. Rồi từng câu chuyện cứ dần dần đi vào trong đầu của tôi.

Nghề dò mìn đã giết chết nhiều người đó là thứ mà tôi được nghe nhiều nhất. Nào là câu chuyện của một gia đinh thu mua phế liệu, giàu có cũng có hạng nhưng một ngày tận thế đã đến với kho khi thu mua một quả bom được cho là đã “thối” nặng vài tạ. Tự tin với khả năng tháo phá bom mìn không được đào tạo của mình anh chồng ra gỡ quả bom này, rồi không hiểu sao một tiếng nổ lớn xảy ra. Một gia đình 5 mạng người đã tan nát tất cả.

Những chuyện 2,3 đứa trẻ chụm đầu cũng đào bởi một quả mìn rồi “bùm” một cái, rồi chuyện anh này mất chân, anh này mất tay thật đã trở nên quá quen thuộc với những người dân ở đây. Nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện rất đẹp đã được thêu lên từ cái nghề mang đầy chết choc kia. Từ câu chuyện về một gia đình chỉ nhờ dò bom mìn mà nuôi được 3 người con ăn học đại học, nào là có một người đàn ông nhờ vào cái nghề này mà nuôi được bố mẹ già… Rất nhiều câu chuyện tôi đã được nghe từ những người dân ở dọc đường 9. Ai oán có, khôi hài có, chết choc có, ngày cả hạnh phúc cũng có…Tôi không hiểu gọi cái nghề dò phá bom mìn kia là gì nữa. Nhưng vẫn gọi nó là cái nghề chết chóc bởi nó đã giết chết quá nhiều người.

Quãng đường hơn 80 cây số trở nên thật dài mà cũng rất ngắn. Bởi nó làm tôi mất gần một ngày mới đến được cuối cùng là cửa khẩu Lao Bảo, mà nó cũng rất ngắn bởi lẽ dọc đường đi những câu chuyện giữa tôi và những người dân sống dọc đường 9 lúc nào cũng gấp gáp.

Đích đến cuối cùng cho con đường lịch sử

Chuyến đi đường 9 thật đầy ý nghĩa. Nó không chỉ cho tôi “mục sở thị” một con đường trong lịch sử hào hùng của dân tộc mà nó còn cho tôi biết đường những con người sống nhờ vào …nghề chết chóc.

Nguyễn Ngọc Cương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm