Tuổi 20 của V-League

31/01/2020 07:42 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Thất bại của đội tuyển U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2020 không giáng một đòn đau cho nền bóng đá, mà ngược lại, cho chúng ta thêm những bài học về sự khiêm nhường.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 31/1. Trực tiếp bóng đá Tây Ban Nha. BĐTV trực tiếp

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 31/1. Trực tiếp bóng đá Tây Ban Nha. BĐTV trực tiếp

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá Tây Ban Nha vòng 22. Lịch thi đấu bóng đá Đức vòng 20. Lịch thi đấu bóng đá Pháp vòng 22. Lịch thi đấu bóng đá hạng Nhất Anh vòng 30. Lịch bóng đá ngày 31/1, rạng sáng 1/2.

Thực tế thì bóng đá Việt Nam vẫn ở một vị trí khá khiêm tốn trong Top 15 nền bóng đá lớn nhất Á châu và thực tế là, thành tích (tốt) của các ĐTQG, vốn là “đầu ra” của nền bóng đá, trong 2 năm qua, đã vượt ngưỡng. Chúng ta sẽ không dừng lại, mà phải bước tiếp, phải mở ra và thực hiện bằng được những chiến lược phát triển tiếp theo.

Một chừng mực nào đó, hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có vẻ như lại không đồng bộ với thành công của các ĐTQG, dù Việt Nam chưa bao giờ có truyền thống xuất khẩu cầu thủ. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng lại là sự thật.

20 năm qua, kể từ mùa giải chuyên nghiệp nối 2000-2001 đầu tiên được tổ chức, với tên gọi V-League thay cho giải VĐQG hay nhiều cái tên trước đó, nhà tổ chức vẫn vừa chạy vừa xếp hàng. Rất nhiều các sự cố - biến cố xảy ra trong 2 thập niên ấy và ngay cả việc VPF ra đời (cuối năm 2011), cũng không giúp giải đấu cao nhất xứ sở tốt lên là bao. Việc hạn chế các suất đăng ký ngoại binh (và Tây nhập tịch) có khi còn là một bước lùi so với xu thế toàn cầu, trong bối cảnh đào tạo trẻ vẫn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và chúng ta chưa thể xuất khẩu cầu thủ số lượng lớn.

Thất bại lớn nhất của nhà tổ chức là khiến hàng loạt các đội bóng giải thể, rất nhiều các nhà đầu tư, hay còn gọi là ông bầu, bỏ cuộc chơi vì nhiều lý do khác nhau. Trong khi thành công lớn nhất lại thuộc về đào tạo trẻ, vốn không liên quan gì đến VPF hay VFF, kể cả sự hỗ trợ nhỏ nhất. Các CLB và Học viện bóng đá tự thân vận động, tự huy động nguồn lực, và cung ứng cho các ĐTQG một cách không toan tính. Đào tạo trẻ quan trọng đến đâu, chắc không phải nói thêm, nhưng sự hưng thịnh của nền bóng đá phụ thuộc trực tiếp vào hệ thống giải quốc gia.

Chú thích ảnh
Bình Định FC - Một trong ít ỏi những đội bóng hạng Nhất nhận được sự đầu tư và có quyết tâm lên hạng. Ảnh: VPF

Vắt qua tuổi 20, V-League vẫn như cô gái mới lớn, đỏng đảnh và thiếu chiều sâu. Vấn đề nằm ở nhà tổ chức và công tác điều hành, song tại sao và như thế nào, người trong cuộc không tính đến khả năng đấu thầu - thay nhà tổ chức giải?! Nếu năm 2011 cuộc binh biến lần 1 đã xảy ra (dù sau đó vẫn chỉ là bình mới rượu cũ), thì tại sao không có lần 2, lần 3, trong nỗ lực cắt bỏ những dị tật, phế phẩm? Không ai phủ nhận nỗ lực của nhà tổ chức, song việc cố bấu víu, ví như bám vào thầy trò HLV Park Hang Seo, để mà vơ vào, kể cũng mất hay.

Khoảng 3 tuần nữa, vòng 1 V-League 2020 sẽ khởi tranh, nhưng trước đó, vài ngày tới đây thôi, mùa giải mới sẽ bắt đầu bằng trận tranh Siêu Cúp và vòng 1 Cúp quốc gia 2020. “Hào khí Tây Sơn”, với sự trở lại của Bình Định FC (thuộc Công ty CP Thể thao Hưng Thịnh Bình Định) gây sự chú ý, trong bối cảnh giải hạng Nhất quốc gia đìu hiu như chợ chiều (không ngoại binh và tài lực cũng rất hạn chế). Với sự chống lưng của Tập đoàn Hưng Thịnh (các ông chủ đều là người con của đất Võ), nhiều chục tỷ đồng đã được chi ra cho mùa giải 2020, Bình Định FC quyết thăng hạng V-League 2021.

Đội bóng đất Võ có cơ sở để tin tưởng, khi mặt bằng giải hạng Nhất 2020 không quá khốc liệt. Họ sẽ làm Lễ xuất quân vào ngày 4/2 tới và vài ngày sau đó (9/2) sẽ hành quân ra Nghệ An gặp SLNA ở vòng 1 Cúp quốc gia. Thần tốc hệt như quân Tây Sơn cách đây vài thế kỷ. Trong quá khứ, Bình Định từng là một trong những đội bóng đủ năng lực cạnh tranh với các đại gia hàng đầu như HAGL, GĐT Long An, B.Bình Dương, SHB Đà Nẵng hoặc các địa giàu truyền thống như SLNA, Nam Định. Tuy nhiên, khoảng một thập niên đổ lại, bóng đá đất Võ xuống dốc không phanh.

Bình Định FC chỉ đủ để làm nét chấm phá cho giải đấu, còn tiến tới cuộc cách mạng, cần cả một chiến lược. Làm sao để kéo được khán giả trở lại sân bóng, vẫn là một bài toán nan giải. V-League chưa đẹp được như Cô Tấm, song ngay cả Cô Tấm trong cổ tích cũng phải vất vả bao phen, mới cát tường đấy thôi.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm