Bóng lăn trong tuần: Hơn cả cực hình

13/04/2020 07:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - "Tôi không nghĩ CLB lại đối xử với tôi như vậy", thần đồng bóng đá Việt Nam Phạm Văn Quyến từng chia sẻ.

HLV ngoại chê cầu thủ Việt Nam: Chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ

HLV ngoại chê cầu thủ Việt Nam: Chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ

Việc cựu GĐKT Daniel Enriquez của Hà Nội chê cầu thủ nội của CLB này lười tập luyện để cải thiện thể chất và sức mạnh mới đây đã khiến dư luận bóng đá nước nhà dậy sóng. Tuy nhiên, trao đổi với một HLV lâu năm trong cuộc, điều này đúng và quá đỗi bình thường.

Đó là thời điểm năm 2007, không lâu sau khi Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ bán độ tại Bacolod 2005. Văn Quyến và một số đồng phạm được hưởng án treo, tức là được tại ngoại, quản thúc tại gia.

SLNA tập huấn tại Trung tâm Thể thao Công an TP.HCM, Văn Quyến được đặc cách theo đội, dù không đăng ký. Trước đó, sau khi hết hạn tạm giam, Văn Quyến trở về quê hương và vẫn cho rằng, cuộc sống màu hồng. Không có vấn đề gì cả, khi "thằng béo" vẫn dùng điện thoại Nokia đời mới và các tờ bạc 500.000 trên bàn bida. Quyến không nghĩ và không biết rằng, sau năm 2005, sự nghiệp của anh sẽ khép lại.

Những nỗ lực và cố gắng trở lại sau đó chỉ là vô vọng. Thần đồng chỉ còn lại trong ký ức của người hâm mộ. Tình huống tương tự với Quốc Vượng, thậm chí còn bi đát hơn, khi Quốc Vượng còn phải làm lại từ giải hạng Nhì.

Không được chơi bóng còn hơn cả cực hình, vì bất cứ lý do gì. Nếu như Quốc Vượng, Văn Quyến và đồng đội phải trả giá cho lỗi lầm của mình, cũng như thế hệ của Long Giang, Quang Hùng vậy..., đó là điều tất-lẽ, thì ngay lúc này, một cầu thủ bình thường cũng không được chơi bóng.

Đá bóng là công việc chính của họ, và khi không được làm việc, thì còn gì tù túng hơn? Hỏi mà như đã trả lời.

Chú thích ảnh
CLB TP.HCM thực hiện bức ảnh cổ động HLV Chung Hae Seong đá bay virus corona. Ảnh: CLB TP.HCM

Bóng đá Việt Nam đã và đang bị đóng băng vì dịch Covid-19 từ nhiều tuần qua. Bóng đá thế giới cũng vậy. Cảm giác chịu đựng, tù túng khó chịu đến đâu, chắc không cần phải nói thêm.

Cầu nguyện và hy vọng những ngày tháng nặng nề qua mau, để nhịp đập bóng đá nội trở lại, để bóng lăn trở lại. Ở khía cạnh chủ quan của người viết, khi bóng chưa lăn trở lại, nó không chỉ là bi kịch cho riêng địa hạt bóng đá, mà còn liên đới đến rất nhiều ngành nghề khác, bởi há chẳng phải, bóng đá luôn tiên phong và thể thao chính là thể chất của dân tộc?

Các câu chuyện liên quan đến việc không thể chơi bóng, không được ra sân, như cực hình, nhưng chỉ là cực hình với một nhóm nhỏ người lao động. Còn có những cực hình lớn hơn, nặng nề hơn.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm