Năm 2020 sẽ làm thay đổi văn hóa lái xe của người Việt

30/12/2020 15:47 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn)- Tôi từng ngạc nhiên khi anh bạn đi cùng nhất định chỉ gọi nước lọc thay vì bia trong bữa trưa dọc đường. Tôi cũng từng kinh ngạc khi suốt chặng lái xe từ miền nam nước Anh lên Scotland không gặp một cảnh sát giao thông nào nhưng lại nhận được email từ hãng cho thuê xe báo mình đã bị phạt vì vi phạm dừng xe nơi có biển cấm.

Thư gửi robot Citizen: Kẹt xe hay tắc nghẽn văn hóa giao thông?

Thư gửi robot Citizen: Kẹt xe hay tắc nghẽn văn hóa giao thông?

Sophia thân mến! Lá thư này tôi viết cho cô khi mà chỉ còn non một tháng nữa là kết thúc năm Dương lịch, chuẩn bị đón chào năm mới. Buồn một nỗi sắp sang năm mới nhưng mà tại đất nước chúng tôi vẫn còn rất nhiều chuyện cũ cứ lặp đi lặp lại, trong đó có vấn nạn kẹt xe.

Những sự “lạ” như thế với người Việt khi lái xe ở nước ngoài lâu nay, giờ đã dần trở thành “quen” ở Việt Nam với những điều luật mới được áp dụng trong năm 2020.

Chú thích ảnh

Một điều luật mới áp dụng trong năm 2020 khiến cánh lái xe “nhớ đời” nhất có lẽ là qui định mới về xử phạt chuyện rượu bia khi cầm lái. Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo qui định mới này thì chỉ cần “có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở” thì đã vi phạm và nhận “án phạt” và ngay cả đi xe đạp nếu vi phạm cũng bị phạt (trước đó chỉ nhắc nhở). Mức phạt theo qui định mới cũng cao hơn nhiều, cụ thể, mức thấp nhất đối vói vi phạm của người lái xe máy là 2 triệu đồng, cho tài xế xe hơi là 6 triệu đồng, đi cùng với hình thức tước bằng lái xe từ 10-12 tháng. Và mức phạt cao nhất cho hành vi “lái xe uống rượu bia” này ngoài phạt tiền từ 30-40 triệu đồng còn là tước bằng lái xe tới 22 tháng.

Tuy vẫn còn một số tranh cãi liên quan tới độ chính xác của việc đo nồng độ cồn qua hơi thở song có thể nói đây là điều luật nhận được nhiều ủng hộ của người tiêu dùng. Theo tổ chức HealthBridge tại Việt Nam cho thấy: mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 4,5 tỷ lít bia, 200 triệu lít rượu; 70% đàn ông Việt Nam uống rượu bia và cứ 4 người thì có 1 người sử dụng rượu bia ở mức có hại. Ngoài tác hại đối với sức khoẻ, rượu, bia còn được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các vụ tan nạn giao thông không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Chú thích ảnh

Song chuyển từ ý thức trở thành thói quen cần thời gian và cả sự quyết liệt của cơ quan chức năng. Theo ghi nhận của Cục CSGT, quý 1/2020, điều luật mớ được ban hành, các cơ quan giám sát làm việc tích cực, ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến tháng 5/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng chức năng tập trung cao cho công tác phòng chống dịch bệnh, không tiến hành kiểm tra, xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn. Chính vì vậy tính liên tục và hiệu quả kiểm tra xử lý đối với lỗi vi phạm này giảm, trở thành một trong những nguyên nhân khiến người dân không nghiêm túc chấp hành, số vụ vi phạm lỗi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu bia tăng lên rõ rệt. Cụ thể nếu 6 tháng đầu năm 2020 có khoảng 86.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt (trung bình 478 người/ngày) thì chỉ trong 10 ngày cuối năm 2020 con số này đã lên gần 6.000 người (trung bình 600 người vi phạm/ngày).

Năm 2020, việc sử dụng camera để phạt nguội cũng bắt đầu được phổ biến tại một số tuyến đường cao tốc, một số đường trọng điểm ở Hà Nội và TP.HCM cũng đang phát huy tác dụng. Đánh giá hiệu quả sau một năm thử nghiệm “phạt nguội”, lãnh đạo Cục CSGT cho rằng đây là phương cách hữu hiệu vừa giúp hạn chế hành vi vi phạm luật giao thông khi không có lực lượng chức năng, vừa giúp chấm dứt tình trạng “xin-cho”, “gọi điện thoại cầu cứu”… khi bị phát hiện vi phạm.

Hiện Cục CSGT đang đề xuất lắp đặt camera “phạt nguội” trên toàn quốc từ năm 2021, bao phủ các tuyến cao tốc và quốc lộ trọng điểm. “Nếu đề án được thông qua, camera "phạt nguội" lắp đặt trên toàn quốc thì sẽ tối ưu hóa ứng dụng công nghệ vào xử phạt nên CSGT chỉ làm nhiệm vụ tuần lưu, điều tiết giải quyết tai nạn là chính. Việc lập chốt xử phạt chỉ thực hiện để phát hiện các lỗi camera không thể phát hiện được như nồng độ cồn, ma túy, vượt quá tải trọng”- cục phó Cục CSGT Đỗ Thanh Bình cho biết trên báo Tuổi trẻ.

Hy vọng, bắt đầu từ những “đối phó” với cơ quan chức năng, văn hoá lái xe và tham gia giao thông của số đông người Việt sẽ dần được nâng cao.

Phan Ka

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm