Các vấn đề có thể gặp phải khi mang thai

07/06/2018 16:17 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - THAI QUÁ NGÀY. Tuổi thai > 294 ngày tính từ ngày kinh chót hay > 280 ngày tính từ ngày rụng trứng.

Nếu bị thai quá ngày, tôi sẽ có những nguy cơ gì?

Tăng tỷ lệ tử vong chu sinh: do sự suy tuần hoàn nhau thai khi thai kỳ kéo dài sau 42 tuần. Thai đủ tháng có tỷ lệ tử vong chu sinh từ 1 - 2% trong khi đó thai quá ngày có tỷ lệ tử vong chu sinh là 5 - 7%.

Tăng tỷ lệ hít ối phân su ở trẻ sơ sinh.

Giảm lượng nước ối đưa tới suy thai và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.

Tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai.

Thai to: làm tăng tỷ lệ sanh khó do kẹt vai, tăng tỷ lệ san chấn sơ sinh.

Chú thích ảnh

Vậy tôi phải làm gì nếu bị thai quá ngày?

Khi bị thai quá ngày, bác sĩ thường khuyên bạn nhập viện làm các xét nghiệm để xác định xem:

Thai nhi đã trưởng thành chưa?

Sức khỏe của thai nhi có đang bị đe doạ hay không, liệu thai nhi có đủ sức chịu đựng một cuộc chuyển dạ hay không?

Làm thế nào để dự phòng thai quá ngày?

Điều đầu tiên và dễ dàng nhất là bạn phải nhớ rõ ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, trong sản khoa gọi là kinh chót. Chị em chúng ta nên có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại ngày có kinh hàng tháng.

Đối với những chị em có vòng kinh không đều hoặc quá dài, cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong qúy đầu của thai kỳ, tốt nhất là khi trễ kinh được 3 tuần để sau này bác sĩ có bằng chứng khoa học cho việc định tuổi thai.

Ngoài hai công việc này, chúng ta phải đi thăm thai định kỳ đều, ghi nhận ngày đầu tiên thấy thai máy, và nếu quá ngày dự sanh hơn một tuần vẫn chưa thấy chuyển dạ thì phải đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.

THAI NON THÁNG

Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Đẻ non có tỷ lệ từ 5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ.

Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh. Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3. Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5. Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10.

Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém. Ngoài ra khi lớn lên trẻ có thể còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.

Mẹ bị đẻ non thì cũng dễ biến chứng sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.

Do đó đẻ non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.

Nguyên nhân do thai

Vỡ ối non: chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng, chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.

Đa ối: khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non.

Viêm màng ối do nhiễm trùng.

Nhau tiền đạo, nhau bong non: gây xuất huyết trước khi sinh.

Thiểu năng nhau: làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non.

Song hay đa thai: thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, trong song thai là 261,5 ngày và tam thai là 246,5 ngày (theo Mc.Keown và Record).

Thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận) hoặc bệnh lý (bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, nhiễm trùng).

Nguyên nhân do mẹ

Tiền căn sinh non: nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25 – 50%, nguy cơ càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.

Tiền căn nạo, sẩy thai.

Tử cung dị dạng như tử cung hai sừng, tử cung hình tim, tử cung có vách ngăn bán phần…

Tử cung kém phát triển.

Hở eo tử cung.

U xơ tử cung.

Mẹ mắc các bệnh nội khoa như thiếu máu; nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính đặc biệt là nhiễm trùng tiết niệu và viêm cổ tử cung, âm đạo; sốt rét; bệnh tim; cao huyết áp…

Viêm ruột thừa: thường đi kèm với chuyển dạ sinh non có thể giải thích tình trạng này là vì tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.

Các yếu tố khác

Làm việc quá sức.

Sống trong môi trường độc hại.

Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). Hút thuốc (>20 điếu/ngày).

Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung…

Đặc biệt là không được chăm sóc tiền sản đầy đủ góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non.

Yếu tố nội tiết.

Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất).

Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.

Ngoài ra có thể do các yếu tố can thiệp hoặc các nguyên ngân chưa rõ

Dự phòng

Sau khi đã xác định các yếu tố nguy cơ, vai trò dự phòng là cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ:

Không nên đi du lịch xa, động viên nghỉ ngơi tối đa.

Tôn trọng thời gian nghỉ trước đẻ 6 tuần (8 tuần nếu trên 3 con).

Điều trị các nhiễm khuẩn nếu có.

Ổn định các bệnh lý của mẹ như nhiễm độc thai nghén, đái đường, đặc biệt các thai nghén có nguy cơ cao.

Khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 12- 14 nếu có hở eo.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức khám bệnh từ thiện ở Tiền Giang

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức khám bệnh từ thiện ở Tiền Giang

Trong ngày 13/05/2018, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tổ chức khám bệnh miễn phí tại xã Đông Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang). Chương trình đã thăm khám, kiểm tra đường huyết và siêu âm tổng quát cho hơn 100 người dân tại đây.

BS.CK1 Nguyễn Thị Kiều Anh – Phó Trưởng Khoa Sản
(Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm