18/03/2013 08:31 GMT+7 | Thế giới
Tuy nhiên nhìn từ góc độ luật pháp, từ trách nhiệm pháp lý của hình phạt thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra Dự thảo như vậy không hề hài hước. Bởi việc một người khi đã bị xử lý hành chính về một hành vi hành chính, nhưng nếu tái phạm thì có thể khởi tố hình sự về hành vi đó. Luật Hình sự cũng quy định tội vi phạm chế độ một vợ một chồng: một người chung sống với người khác như vợ chồng mà đã bị xử lý hành chính thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Có nghĩa là việc đã bị xử lý hành chính sẽ là một trong những căn cứ pháp lý để khởi tố về mặt hình sự. Như vậy thì dù không tính đến việc phạt tiền thì việc một người bị xử lý hành chính về hành vi ngoại tình cũng có tác dụng răn đe rất lớn.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật hợp danh Hồng Bách: Phạt thế, người ta rút tiền ra ngay *Thưa Luật sư, Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó, điều 46 quy định hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Mức phạt được đưa ra là từ phạt từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Dư luận cho rằng đây là một quy định hài hước, ông có nghĩ như vậy không? - Tôi cho rằng không hề hài hước chút nào, bởi một quy định được đưa ra là phải căn cứ vào cơ sở nghiên cứu của những nhà lập pháp và người nghiên cứu, thực thi pháp luật. Đã là quy định pháp luật thì có tính chất áp dụng bắt buộc. Đây là quy định trong lĩnh vực xử phạt hành chính nhằm xử lý những hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nên việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về hôn nhân gia đình là cần thiết. Đặc biệt là giai đoạn gần đây có rất nhiều những vụ việc, vụ án phức tạp xuất phát từ sự ngoại tình của vợ hoặc chồng. Điều đó chứng minh rằng nền tảng của gia đình phần nào gia tăng rạn nứt. Do đó, cần phải nhanh chóng đưa ra chế tài áp dụng nghiêm khắc. * Tuy nhiên, Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi: đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy căn cứ nào để xác định là việc chung sống như vợ chồng, căn cứ nào để xác định hành vi đó có gây hậu quả nghiêm trọng hay không? - Đây là Nghị định nên tôi nghĩ là sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể về các khái niệm để người vi phạm biết được hành vi vi phạm của mình là như thế nào và người thực thi pháp luật cũng biết phải áp dụng pháp luật như thế nào. Giống như một vụ án ly hôn trong quá trình xét xử của Tòa án. Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã có những quy định như thế nào là chung sống như vợ chồng, như thế nào là tình trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được để làm căn cứ cho ly hôn. Ở đây, thế nào là chung sống như vợ chồng và gây hậu quả nghiêm trọng thì cần phải có Thông tư hướng dẫn để chúng ta áp dụng khi xử phạt. Cũng có thể coi hậu quả nghiêm trọng chẳng hạn như hành vi đó có thể gây tan vỡ gia đình người khác, có thể dẫn đến việc người khác tự tử, hoặc làm người chung sống có thai… * Dự thảo quy định khung mức phạt từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, vậy xác định hành vi vi phạm như thế nào để có mức phạt tương ứng, là câu chuyện rất khó áp dụng trong thực tế, nhất là đây là lĩnh vực tương đối nhạy cảm? - Tôi cho rằng đây là lĩnh vực khá trìu tượng, chính vì thế cần có hướng dẫn hết sức chi tiết, mổ xẻ các khái niệm một cách rõ ràng thì khi đó mới có thể thực thi. *Ông nhìn nhận thế nào về mức phạt từ 200.000 đến 1.000.000 đồng, trong khi tình trạng quan hệ hôn nhân vi phạm chế độ một vợ một chồng đang rất phổ biến hiện nay? - Đây là mức phạt còn quá thấp. Nếu phạt như thế người ta sẽ sẵn sàng rút tiền ra phạt. * Như thế có nghĩa là quy định pháp luật đưa ra chỉ là để cho có? - Vấn đề ở đây không phải chỉ đơn giản ở mức phạt là bao nhiêu, vấn đề là hậu quả pháp lý của hình phạt. Bởi từ mức phạt hành chính này có thể dẫn chiếu đến việc bị khởi tố về mặt hình sự. Trong luật hình sự cũng có một số tội quy định về việc vi phạm chế độ hôn nhân. Nếu hành vi đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn tái diễn thì mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Bên cạnh đó, việc xử phạt hành chính còn là căn cứ để xem xét nhân thân, lý lịch tư pháp của một người như thế nào, đã có tiền sự hay chưa, có tái phạm hay không? Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận bản chất của hình phạt là để răn đe giáo dục chứ không phải chỉ là để phạt. Cụ thể trong trường hợp này việc phạt là để thức tỉnh người ta quay trở về với gia đình, có ý thức tuân thủ pháp luật cũng như quy tắc đạo đức, lối sống và giúp người vi phạm nhận thức được hành vi sai phạm của mình chứ không phải chỉ phạt để thu tiền. *Xin cảm ơn ông! Đinh Kiều Nguyên (Thực hiện) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất