Ngày 24/6: Nỗ lực vượt qua 515 điểm bất thành, VN-Index lùi bước

24/06/2010 14:05 GMT+7 | Thế giới

Nhận thông tin hỗ trợ khá tốt khi CPI tháng 6 tăng nhẹ, VN-Index đã nỗ lực vượt qua mốc kháng cự 515 điểm. Tuy nhiên, sau nhiều lần nỗ lực bất thành, chỉ số này đã lùi bước giảm điểm vào cuối phiên. Sức ì của các cổ phiếu bluechip chính là nguyên nhân khiến VN-Index không thể vượt qua được mốc kháng cự quan trọng 515 điểm.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,75 điểm lên 513,57 điểm (tăng 0,15%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.868.510 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 151,13 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 120 mã tăng, 75 mã đứng giá và 50 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 14 mã tăng trần.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/06/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 511,67 điểm, giảm 1,15 điểm (-0,22%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 50.351.690 đơn vị, tăng 13,69% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.496,650 tỷ đồng, tăng 15%.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, có nhiều thời điểm VN-Index gắng sức vượt 515 điểm nhưng bất thành khi các cổ phiếu bluechip hầu hết đứng giá tham chiếu và thanh khoản sụt giảm khi nhiều nhà đầu tư tỏ ra không mặn mà với nhóm cổ phiếu này.


Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 0,69 điểm, lên 513,51 điểm (tăng 0,13%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 42.490.710 đơn vị, giá trị giao dịch 1244,36 tỷ đồng.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.784.314 đơn vị, với tổng giá trị hơn 123,89 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 53.136.004 đơn vị (+7,80%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.620,536 tỷ đồng (+12,73%).

Trong tổng số 245 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 110 mã tăng, 89 mã giảm, 46 mã đứng giá. Trong đó, có 28 mã tăng trần và 2 mã giảm sàn là NNC và PAC.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 4 mã tăng, 5 mã giảm và 1 mã đứng giá là VCB.

Cụ thể, VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,55%), đạt 91.000 đồng. SSI tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,28%), đạt 35.700 đồng.

EIB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,52%), đạt 19.400 đồng. CTG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,37%), đạt 26.900 đồng. VCB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 40.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, STB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,47%), còn 21.000 đồng. BVH giảm 300 đồng/cổ phiếu (-0,68%), còn 43.600 đồng.

HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,61%), còn 81.000 đồng. VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,46%), còn 67.500 đồng. MSN giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-2,86%), còn 51.000 đồng.

Mã PVT dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 3 triệu đơn vị (chiếm 5,90% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 400 đồng (+2,41%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 21,82% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Mặc dù khối lượng giao dịch tăng khá nhưng các cổ phiếu dẫn đầu về giao dịch thì chủ yếu là các mã có vốn hoá trung bình. Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn không có mã nào giao dịch quá 1 triệu cổ phiếu cho thấy các cổ phiếu bluechip đã mất dần vị trí của mình.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là HSI, ANV lên các mức giá tương ứng là 16.800 đồng/cổ phiếu và 21.000 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,74%, mã VNL đóng cửa chỉ còn 18.100 đồng/cổ phiếu (giảm 900 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 23 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì NBB là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.500 đồng lên mức 99.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 88 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PAC, BT6, HDG là 3 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 3.000 đồng/cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã tăng, 1 mã giảm và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 và VFMVF4 cùng tăng 100 đồng lên mức giá tương ứng là 12.200 đồng (+0,83%) và 7.400 đồng (+1,37%). MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 5.200 đồng (-1,89%). PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 76 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 4.005.390 đơn vị, bằng 7,95% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 656.400 đơn vị, chiếm 65,89% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như BVH (442.290 đơn vị), DPM (434.920 đơn vị), FPT (295.820 đơn vị) và HPG (226.260 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BVH, DIG, FPT, HPG và VSC.


Theo ĐTCK

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm