Ngày 15/9: Giao dịch bùng nổ, VN-Index thoát hiểm phút cuối

15/09/2009 13:45 GMT+7 | Thế giới

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay (15/9), chỉ số VN-Index nhanh chóng leo lên mức cao nhất trong ngày là 562,23 điểm. Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm nay chứng kiến lượng cổ phiếu lớn được bán ra tại mức kháng cự 560 điểm khiến thị trường nhanh chóng đi xuống. Khoảng 30 phút cuối, thị trường có dấu hiệu đi lên khi áp lực bán cổ phiếu bắt đầu giảm dần, VN-Index đóng cửa tăng nhẹ.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,84 điểm lên 558,43 điểm (tăng 0,33%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.663.340 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 238,14 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 84 mã tăng giá, 48 mã đứng giá tham chiếu, 42 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 28 mã tăng trần, 1 mã giảm sàn là CAD.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,12 điểm, lên 557,71 điểm (tăng 0,20%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 60.479.290 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 3.080,34 tỷ đồng.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/09/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 556,75 điểm, tăng 0,16 điểm (tương đương tăng 0,03%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 70.711.910 đơn vị, tăng 10,56% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 3.508,339 tỷ đồng, tăng 22,89%.


Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.635.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 128,11 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 72.346.910 đơn vị (+10,52%) và tổng giá trị giao dịch đạt 3636,446 tỷ đồng (+23,30%).

Trong tổng số 174 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 59 mã tăng giá, 95 mã giảm giá, 20 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 31 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là GMC, SFC, VIS, VNA, VNM. Kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 4 mã không còn dư mua là VIS, VNM, GMC, VNA.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 4 cổ phiếu tăng giá, 6 cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VNM, 1 mã tăng trần là HAG.

Cụ thể, HAG tăng 5.000 đồng/cổ phiếu (+4,35%), đạt 120.000 đồng. FPT tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (+2,27%), đạt 90.000 đồng.

PVF tăng 600 đồng/cổ phiếu (+1,40%), đạt 43.500 đồng. CTG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,27%), đạt 36.500 đồng.

BVH giảm 300 đồng/cổ phiếu (-0,81%), còn 36.700 đồng. VCB giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,94%), còn 52.500 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với gần 7,0 triệu đơn vị (chiếm 9,86% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 37.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 100 đồng (-0,26%).

HPG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,71%), còn 70.000 đồng. DPM giảm 600 đồng/cổ phiếu (-1,23%), còn 48.000 đồng. VNM giảm 8.000 đồng/cổ phiếu (-4,57%), còn 167.000 đồng.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 29,90% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VFC với mức tăng 5,00% lên 12.600 đồng (tăng 600 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 214 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,85%, mã VIS đóng cửa chỉ còn 78.500 đồng/cổ phiếu (giảm 4.000 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 1,12 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SJS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 9.000 đồng lên mức 207.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 998 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã VNM lại giảm tới 8.000 đồng xuống còn 167.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 384 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 2 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 tăng 100 đồng (+0,67%), đạt 15.100 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 và MAFPF1 cùng giảm 100 đồng/chứng chỉ quỹ xuống mức giá tương ứng là 5.200 đồng (-1,89%) và 4.600 đồng (-2,13%). VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 9.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 83 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.041.160 đơn vị, bằng 2,89% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 194.960 đơn vị, chiếm 40,24% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (169.230 đơn vị), CTG (132.710 đơn vị), BCI (123.350 đơn vị) và BMP (95.000 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SCD (76,05%), IMP (72,73%), TRC (67,61%), BMI (66,56%) và TRA (47,93%).

CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng, tín hiệu vượt qua ngưỡng cản 550 điểm của VN-Index chưa đáng tin cậy. Do đó, rủi ro đầu tư ngắn hạn đang đứng ở mức cao, các nhà đầu tư ngắn hạn và đầu tư lướt sóng nên hạn chế và hết sức thận trọng trong các quyết định giải ngân ở thời điểm hiện tại. Mặt khác, khi xu thế tăng chưa bị phủ nhận, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định (≤50%); tuy nhiên nên tiếp tục cân nhắc việc giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống nếu thị trường có diễn biến tiêu cực.

Trong khi đó, CTCK Âu Việt (AVSC) lạc quan hơn khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ giằng co mạnh tại mức 560 điểm.
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

 37.700

 (100)

-0,26%

 6.969.570

SSI

 80.500

 3.500

4,55%

 4.756.020

SAM

 35.500

 1.600

4,72%

 3.799.490

HAG

 120.000

 5.000

4,35%

 2.831.310

REE

 49.500

 800

1,64%

 2.788.170

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

VFC

 12.600

 600

5,00%

 213.770

TMP

 23.300

 1.100

4,95%

 242.070

CSM

 95.500

 4.500

4,95%

 587.810

SVC

 46.600

 2.200

4,95%

 196.760

DQC

 21.300

 1.000

4,93%

 790.720

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

VIS

 78.500

 (4.000)

-4,85%

 1.119.760

GMC

 28.300

 (1.400)

-4,71%

 305.170

VNA

 18.600

 (900)

-4,62%

 440.360

VNM

 167.000

 (8.000)

-4,57%

 383.940

L10

 23.600

 (1.100)

-4,45%

 82.160


(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm