Nếu không quyết liệt nguy cơ sẽ thành dịch lớn

23/05/2008 17:25 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH)- Dù Bộ Y tế nhận định dịch tiêu chảy cấp hiện nay xảy ra rải rác, có nguy cơ lan rộng nhưng không thành dịch lớn, nhưng tôi lại lưu ý rằng: chúng ta không nên chủ quan, cần tiếp tục kiên quyết dập dịch nếu không nguy cơ thành đại dịch là có khả năng rất lớn” - Thủ tuớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra chỉ đạo phòng chống tiêu chảy cấp nguy hiểm ngày hôm qua 12/4.

Không thấy báo cáo về... nhà tiêu!

Theo GĐ Sở Y tế Hà Tây Nguyễn Khắc Hiền, tình hình diễn biến dịch tại tỉnh này hiện đang hết sức phức tạp. Nguồn lây nhiễm chủ yếu từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và môi trường ô nhiễm. Cũng theo ông Hiền, toàn tỉnh Hà Tây có đến 30% hộ gia đình không có hố xí. Những gia đình này thường thải trực tiếp ra đường cống, rãnh hay ao hồ.

Hiện nay kênh Đan Hoài, sông Nhuệ có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả. Điều nguy hiểm nhất dẫn đến dịch lan rộng và khó khống chế là người dân sống quanh sông Nhuệ vẫn sử dụng nguồn nước sông này để tưới lúa, rau. TS Lê Anh Tuấn, GĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có 30 hồ ao đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng.


Bệnh nhân tiêu chảy đang được cấp cứu

Nặng nhất là hồ Linh Quang (Văn Chương - Đống Đa) với xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả trên diện tích 3,2ha. Theo kiểm tra, hơn 1.000 hộ dân sống quanh hồ Linh Quang (khoảng 2.000 người) là dân tỉnh khác tới thuê nhà trọ, nhưng những nhà trọ ở đây không có nhà tiêu, chất phóng uế hàng ngày được thải trực tiếp ra hồ. TS Tuấn cũng đã cho biết, UBND thành phố đã đề nghị các chủ nhà cho thuê phải làm nhà vệ sinh đầy đủ, nếu không sẽ đình chỉ việc cho thuê nhà như hiện nay. Sau khi nghe báo cáo về hiện trạng tại các tỉnh có dịch nóng, Thủ tướng băn khoăn: “Tôi đi làm việc ở các tỉnh nhiều nhưng chỉ thấy báo cáo đời sống của người dân đã được cải thiện, mà không hề thấy tỉnh nào báo cáo hệ thống nhà tiêu thiếu như vậy. Chúng ta có các khu phố văn hoá, làng xã văn hoá và gia đình văn hoá thì không thể để hiện tượng thiếu nhà tiêu như hiện nay’’.

Thủ tướng cũng nhận định, tuy 3 ngày qua, số bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện có giảm hơn những ngày truớc đó và đến nay tổng số bệnh nhân cũng thấp hơn đợt dịch lần đầu tiên, nhưng chúng ta không thể chủ quan, lơi lỏng kiểm tra. Vì tuy số lượng bệnh nhân mắc ít hơn, nhưng lại có chiều quy mô lan rộng hơn. Thủ tướng cũng lưu ý: hiện nay dịch đã lan ra 18 tỉnh, thành phố có dân số đông như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa..., trong khi đó điều kiện lây bệnh lại dễ nên nếu chủ quan và không kiên quyết dập dịch thì dịch lớn dễ xảy ra. Với 10% bệnh nhân nhập viện dương tính với phẩy khuẩn tả, và gần 17% người lành mang trùng như hiện nay thì vấn đề kiểm soát dịch bệnh sẽ vô cùng phức tạp. “Vấn đề ở đây không chỉ là ảnh hưởng tới sức khỏe người dân mà còn nguy hiểm tới các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước như đầu tư, môi trường, an sinh xã hội. Nếu không khống chế sớm được dịch, liệu các hội nghị quốc tế, khách du lịch có còn vào VN nữa hay không?” - Thủ tướng trăn trở.

Thủ tướng chỉ đạo, trước mắt Bộ Y tế và các ngành liên quan phải kiên quyết khống chế và dập dịch ngay, tránh lây lan. Nếu để dịch tiếp tục lây lan trên địa phương nào, thì hệ thống chính trị của địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Cần nhận thức tính cấp bách, nguy hại của dịch tiêu chảy cấp này. Các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà trọ không có hố tiêu thì cần phải kiên quyết đình chỉ kinh doanh. Cần phổ biến đến người dân sự nguy hiểm cũng như cách tự phòng tránh cho bản thân là phương pháp hiệu quả nhất trong chống dịch hiện nay.

Dịch có thể lan rộng ở hai miền Trung - Nam

Theo TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, có khả năng dịch sẽ lan rộng sang các tỉnh miền Trung và miền Nam do di chuyển của người lành mang trùng từ nơi này sang nơi khác, khó phát hiện và không quản lý được. Dịch sẽ tiếp tục rải rác và lưu hành vì những lý do: vi khuẩn tả xuất hiện khắp nơi, ở bệnh nhân, người lành mang trùng, môi trường nước bề mặt, thực phẩm kém vệ sinh; người dân còn tập quán sử dụng phân tươi để bón rau; chưa quản lý được chất thải xả từ nhà vệ sinh trên tuyến đường sắt khi đi qua các tỉnh, thành phố.


Tiêu chảy cấp có thể đe dọa tính mạng bất kỳ ai

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 11/4, dịch đợt 3 đã ghi nhận 1.335 trường hợp tiêu chảy cấp, trong đó có 136 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Dịch đã lan rộng tại 18 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Bình, TP.HCM. Theo kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, các thực phẩm có nguy cơ cao mắc tả đó là: thịt chó (21 lần), mắm tôm (5,6 lần), rau sống (3,4 lần), tiết canh (2,1 lần), lòng lợn (2,5 lần).

Dịch lần thứ 3 này xảy ra chủ yếu trên người lớn (98% trên 15 tuổi), có điều kiện sống thấp, có thói quen ăn uống tại các quán ăn đường phố. Qua xét nghiệm 383 mẫu nước bề mặt ở vùng có dịch đã phát hiện 18 mẫu nước dương tính với phẩy khuẩn tả như nước cống thải, nước ao hồ, mương, sông tại Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa. Xét nghiệm 194 mẫu mắm tôm đều âm tính với vi khuẩn tả, nhưng 100% mẫu có vi khuẩn đường ruột vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế như Coliform, Cl.perfringens và Candida albicans. Với 384 mẫu rau sống có 4 mẫu dương tính với phẩy khuẩn tả.

Hầu hết các mẫu rau sống tại các cửa hàng ăn uống đường phố đều nhiễm vi khuẩn đường ruột E.coli, Coliform, Cl.perfringens. Thời gian tới, hàng tuần Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, Viện Dinh dưỡng sẽ lấy mẫu thực phẩm tại các cơ sở thức ăn đường phô và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới người dân 3 biện pháp vệ sinh: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch. Đối với các kênh rạch, khu vực lớn bị nhiễm khuẩn sẽ xử lý bằng cách cắm biển báo, cấm người dân sử dụng nước, thực phẩm nhiễm bẩn cho sinh hoạt. Điều trị dự phòng cho người tiếp xúc trực tiếp, người lành mang trùng bằng Ciprofloxacin, Azithromycine. TS Huấn kiến nghị, UBND các tỉnh, thành cần chỉ đạo kiên quyết việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch tiêu chảy cấp ở các địa phương, không để dịch lan rộng, kéo dài.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo việc sử dụng sản xuất và lưu thông các thực phẩm an toàn, đặc biệt là các nguồn rau tươi, rau sống, hải sản. Tăng cường công tác xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vì đây là yếu tố cao làm lây lan bệnh dịch tiêu chảy cấp. Bộ GTVT chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý phân và chất thải của khách trên tuyến đuờng sắt Bắc Nam. Được biết, toàn ngành đường sắt chỉ có khoảng 100 toa xe lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại, còn 1.000 toa vẫn thải trực tiếp phân tươi xuống đường. Hàng tấn chất thải mỗi ngày trên tuyến Bắc - Nam đang là nghi phạm hàng đầu của ca nhiễm khuẩn tả đầu tiên ở TP.HCM.

3 đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm - Đợt 1: từ 23/10 đến 6/12/ 2007 với 1.878 trường hợp mắc, trong đó 295 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Dịch xuất hiện tại 14 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu bệnh nhân tập trung tại Hà Nội. - Đợt 2: từ 24/12 đến 5/2/ 2008 tại Hà Nội với 58 người mắc và 32 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. - Đợt 3: Từ 5/3 đến nay với 1.335 người mắc và 136 dương tính với phẩy khuẩn tả trên 18 tỉnh, thành phố. Trong các đợt dịch, Bộ Y tế đã cử các đoàn xuống cùng với địa phương xử lý triệt để 192 ổ dịch ở 18 tỉnh, thành, cấp 22 tấn Cloramin, phun diệt dịch cho 4 nghìn hộ... Các bệnh viện tổ chức tốt chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân, đồng thời kiểm tra vệ sinh an to

Khuê Văn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm