Kinh hoàng làng ô nhiễm nhất Hà Nội

08/05/2009 16:40 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH) - Bất cứ ai đặt chân đến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) đều không khỏi nhăn mặt, buồn nôn bởi thứ mùi chua nồng, hôi thối đặc dị . Hàng chục năm nay, người dân nơi đây cam chịu ăn, ngủ cùng với thứ mùi này.

Sống chung cùng rác thải

Dương Liễu mỗi ngày nước thải từ các hộ chế biến nông sản tuôn ra khoảng 10.000m3 nhưng trên thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều, nhất là 7 tháng vào vụ chính. Một ngày, cả xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) thải ra gần 700 tấn rác dưới đủ dạng vật chất, từ rác khô, sợi, mịn, nước cốt…  tràn lan ra mặt đất, ngấm xuống mạch ngước ngầm, làm thoái hóa chất đất và rác vây chặt lấy xóm làng, chồng chất ngồn ngộn, nồng nặc mùi hôi tanh phát tán tạo ra từ sự ô nhiễm môi trường.

Theo người dân ở đây cho biết, trước kia mùi còn đỡ hơn, nhưng từ khi nghề phát triển để chạy theo nhu cầu xã hội, những hộ gia đình tại đây đã cho thêm chất tẩy rửa vào để ra bột trắng hơn. Chính vì vậy trong nước thải đã chưa thêm nhiều chất tẩy hóa học mang nhiều axit và kiềm  ứ đọng lại ao, rãnh gây mùi ôi thối khó chịu. Hệ thống chứa dẫn nước thải rất kém, thường xuyên ứ đọng do các loại rác thải rắn gây tắc nghẽn. Nguy hại hơn nữa là toàn bộ hệ thống nước ngầm bị nhiễm nặng hệ thống ao tù nước đen sánh lại không có dấu hiệu của bất kỳ loài thủy sinh nào.



 Rác thải chất chứa khắp nơi

Không những thế, sau khi sản xuất, chất thải là bã sắn, bã dong được người dân tích trữ được bán để làm thức ăn chăn nuôi, và ai cũng có thể thấy tại xã có tới hàng nghìn các đống bã sắn mốc meo đen xì và bốc mùi gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Người dân tại đây cho biết, khi chế biến bột sắn, bột dong nếu ngay vụ bán được cho các nhà máy sản xuất thì không nói làm gì, nhưng đối với lượng hàng tồn đọng và mủ sắn, người ta sẽ chôn xuống đất và để ngoài trời đến vài tháng sau, những bột sắn này sẽ được đào lên và sơ chế lại cho hết mùi chua thối.

Anh Nam, một chủ hộ sản xuất bột sắn cho biết, trung bình một ngày gia đình anh  sản xuất hơn 10 tấn sắn và mỗi tấn sắn tốn khoảng từ 5- 6m3 nước như vậy trung bình mỗi ngày gia đình anh sử dụng 50-60 m3/ngày và số nước thải sẽ đổ thẳng ra cống rãnh và chảy ra sông Nhuệ. Chỉ cần đặt chân vào bất cứ mét vuông đất nào của xã, rác hạng nhẹ cũng lởn vởn, không chỗ tập kết. Trước đây, Dương Liễu  cũng đã từng có rất nhiều ao hồ và hệ thống mương rất sạch để sản xuất. Nhưng giờ tất cả các đều bị các loại chất thải san đến độ bằng phằng hoặc thành bãi phơi miến. Nhìn bề nổi, cứ tưởng đất lành, nhưng thực chất dưới cái lớp đất phơi cát là lun lún thứ bùn nhão đen kịt, không thể biết được dưới cái bề mặt đó có những độc tố gì.


Không có giải pháp?

“Theo thống kê,  66% phụ nữ ở xã mắc bệnh nấm da, viêm da, huyết áp. Tỷ lệ người chết do ung thư trong hai năm gần đây là 20%, riêng 2008 là 25%. Cả  khu vực Hà Tây hiện có vài trăm làng nghề ô nhiễm như Dương Liễu nhưng vẫn đang bế tắc trong việc xử lý” - ông Nguyễn Danh Bảo - Chủ tịch xã Dương Liễu bộc bạch.

Nghề làm miến dong đã góp phần thay đổi cuộc sống người dân phát triển khấm khá hơn. Tuy vậy, rác thải đã trở thành vấn đề quá nan giải ở làng nghề này. Nghề chế biến nông sản, nhất là nghề làm bột dong ở xã Dương Liễu, có cách đây hàng chục năm. Theo thống kê, năm 2008 toàn xã có tới 400 hộ làm nghề chế biến bột dong. “Cái được” về kinh tế của nghề làm bột dong là điều không phải bàn cãi, nhưng điều đáng nói là lượng chất thải xả ra nhiều đã làm môi trường nơi đây tr ở thành chuyện sống còn.

Lê Hiệp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm